Mexico tuyên bố giảm xuất khẩu dầu thô hơn 50% trong năm 2022, ngừng xuất khẩu năm 2023 tác động tích cực lên giá dầu thô
Vào tối ngày 28/12 thứ ba, thị trường nhận được thông tin công bố từ CEO tập đoàn dầu khí quốc doanh Mexico Pemex rằng sẽ kết thúc xuất khẩu dầu thô vào năm 2023 với mục đích trở nên độc lập hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu.
Vào tối ngày 28/12 thứ ba, thị trường nhận được thông tin công bố từ CEO tập đoàn dầu khí quốc doanh Mexico Pemex rằng sẽ kết thúc xuất khẩu dầu thô vào năm 2023 với mục đích trở nên độc lập hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu. Hiện nay, tuy Mexico là quốc gia có xuất khẩu dầu thô ròng, nhưng lại có xu hướng nhập khẩu các sản phẩm nhiên liệu, điển hình là các loại xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu Mỹ. Thông tin trên được công bố trong giai đoạn thị trường vẫn đang nghi hoặc trước mức công suất thừa và công suất tiềm năng trong khai thác dầu thô của OPEC nói chung, nên đã khiến giá các hợp đồng dầu thô kỳ hạn chìm trong sắc xanh với đà tăng mạnh hơn 4% trong tuần này.
Trước khi bãi bỏ hoàn toàn các giao dịch dầu thô với khách hàng quốc tế, Mexico sẽ giảm mạnh lượng xuất khẩu xuống còn 435,000 thùng/ngày vào năm 2022, từ mức hơn 1 triệu thùng/ngày vào tháng 11 theo dữ liệu công bố từ Pemex. Thậm chí, ở thời kỳ đỉnh cao năm 2004, Pemex cũng đã xuất khẩu gần 1.9 triệu thùng dầu thô/ngày, phần lớn đi đến các nhà máy lọc dầu tại Nhật và Ấn Độ.
Việc Mexico giảm xuất khẩu, tương đương giảm nguồn cung dầu thô ra thị trường toàn cầu và gia tăng tiêu thụ để sản xuất ra các thành phẩm nhiên liệu đã và sẽ trực tiếp tác động tích cực lên các hợp đồng dầu thô kỳ hạn. Tiêu thụ dầu thô nội địa dự tính sẽ tăng cao, với 1.51 triệu thùng/ngày được ước tính tiêu thụ trong năm 2022 và gần 2 triệu thùng/ngày được ước tính tiêu thụ trong năm 2023, giúp hỗ trợ đà tăng của giá dầu thô. Châu Á sẽ là thị trường chịu nhiều ảnh hưởng nhất trước thông tin trên do hơn 1/4 lượng dầu thô xuất khẩu ở Mexico là để giao hàng đến các nhà máy lọc dầu khu vực này, đặc biệt là Hàn Quốc và Ấn Độ.
Đặc biệt là, sự cắt giảm nguồn cung từ Mexico diễn ra trong bối cảnh thị trường dự đoán OPEC+ trong tháng sau khó có thể chạm mốc tăng trưởng 400,000 thùng/ngày.
Trong tháng 6, xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê Út, UAE và Kuwait đã tăng trưởng +2.087 triệu thùng/ngày, con số này thậm chí lớn hơn mức tăng sản lượng tổng của khối OPEC+ do trong khối liên minh có nhiều quốc gia, ví như Nigeria và Angola đã làm giảm sản lượng mặt bằng chung xuống.
Trong khi đó, số liệu xuất khẩu dầu thô trong tháng 12 ở hai quốc gia lớn trong liên minh xuất khẩu dầu thô OPEC và các quốc gia đồng minh là Nga và Iraq ghi nhận được lại cho thấy tình trạng suy yếu trong xuất khẩu và sản lượng.
Có thể thấy, đối với các quốc gia như Nigeria, Angola, Malaysia và Azerbajian, việc công suất thừa còn quá thấp hoặc gần như không có trong tháng 11 đã để lại hậu quả là không thể gia tăng sản lượng trong tháng 11 và 12. Còn đối với các quốc gia OPEC+ nói chung, theo thống kê trên của IEA cho thấy công suất thừa các quốc gia này đang rơi vào khoảng 21 triệu thùng dầu. Các quốc gia như Saudi, UAE,vvv…, có thể gia tăng thêm công suất để tăng sản lượng, tuy nhiên OPEC lại muốn duy trì mức giá dầu hiện tại nên nguồn cung vẫn còn hạn chế.
Dựa trên các yếu tố nêu ra, trong các quốc gia thống kê trên, chỉ có Ả Rập xê út là có đủ khả năng tham gia tăng nguồn cung cho mặt bằng chung của khối OPEC trong tháng 1 sắp tới. UAE và Iraq tuy ghi nhận mức công suất thừa cao trong tháng 11, sản lượng và xuất khẩu tháng 12 của hai quốc gia này lại giảm đi đáng kể. Điều này làm dấy lên suy đoán từ thị trường rằng liệu mức công suất ghi nhận trên từ hai quốc gia có là chính xác, và rằng liệu lượng công suất thừa trên có bị suy yếu?
Khi nhiều quốc gia trong khối liên minh không có đủ tiềm năng để gia tăng sản lượng do thiếu công suất thừa và mức vốn đầu tư, kể cả khi Ả Rập Xê Út sản xuất thêm thì vẫn khó có thể đủ để hỗ trợ bù lại cho phần thiếu hụt sản lượng từ các thành viên khác do phải tuân theo các quy định về hạn ngạch sản xuất, thứ được áp dụng cho từng thành viên trong OPEC. Điều này có nghĩa là, sự gia tăng nguồn cung trong khối OPEC+ vẫn chưa đồng đều, và vẫn chưa đủ để khiến cho khối OPEC+ thực hiện được tuyên bố gia tăng sản lượng 400,000 thùng/ngày mỗi tháng.
Dựa trên các yếu tố giảm nguồn cung từ Mexico và thiếu hụt công suất thừa từ OPEC, thị trường dầu thô kỳ hạn được tin rằng sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong tháng 1 sắp tới, nếu không có sự xuất hiện của các tin cơ bản khác mang yếu tố tác động cao. Đồng thời, trước các tin tức liên quan đến Omicron, tâm lý chung của thị trường dường như cũng phần nào trở nên ổn định hơn. Điều này cũng được cho là một trong các yếu tố lớn tác động tích cực lên giá dầu thô kỳ hạn.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Chart 4h
Giá dầu trong tuần vừa qua tăng khá mạnh sau khi giá phá lên kháng cự 72.30 – 73.30 của vùng sideway, hiện tại giá dầu tiếp tục tích lũy để tăng tiếp và mục tiêu giá hướng tới là vùng kháng cự 78.50 – 79.60 tại vùng kháng cự này giá sẽ tiếp tục tích lũy nếu trong giai đoạn tích lũy mà có lực mua tác động đủ lớn giá sẽ phá kháng cự và test lại đỉnh giá cao nhất của dầu là vùng kháng cự 84 - 85.
Kháng cự: 78.50 – 79.60
Chart Daily
Về dài hạn giá dầu vẫn đang trong xu hướng tăng, mục tiêu giá dầu sắp hướng tới là vùng kháng cự 78.50 – 79.60
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0286 686 0068
- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.