Một chính sách tài khóa thích hợp với mọi chu kỳ kinh tế
Cách tiếp cận chi tiêu cần sẵn sàng cho những thay đổi bất thường trong mọi hoàn cảnh
Những chính sách tài khóa truyền thống đã thay đổi. Các tổ chức như IMF và OECD cho biết, với mức lãi suất thấp vẫn được duy trì, chi phí vay nợ quá mức đối với các nền kinh tế tiên tiến thấp hơn nhiều so với nhận định trước đây. Lợi ích cũng lớn hơn do các chính phủ cần phải giảm bớt gánh nặng cho các ngân hàng trung ương trong việc hỗ trợ các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Trong những trường hợp này, mục tiêu cân bằng ngân sách tạm thời có thể bị bỏ qua.
Những lý luận này hoàn toàn dễ nhận được sự ủng hộ của bộ chính trị. Hôm thứ tư, Anneliese Dodds, thủ tướng của đảng Lao động cánh tả Anh và Christine Lagarde, chủ tịch ECB, đều cho rằng chính phủ các nước nên tránh việc ngừng hỗ trợ cho nền kinh tế quá sớm.
Một nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson vừa là minh chứng cho mức độ đồng thuận vừa là lời cảnh báo về những nguy cơ khi giả định tương lai sẽ giống hiện tại. Mục tiêu, theo bài nghiên cứu, phải là một chính sách phù hợp cho tất cả thời kỳ.
Các tác giả - Peter Orszag, cựu Giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội; Robert Rubin, Cựu Bộ trưởng Tài chính, người điều hành ngân sách dưới thời Bill Clinton; và người đoạt giải Nobel cánh tả Joseph Stiglitz đều đồng ý với luận điểm này. Họ thẳng thắn nhấn mạnh, các nhà kinh tế học thường mắc sai lầm và mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh, theo cả hướng tích cực hay tiêu cực.
Sự đồng thuận đó có thể là sai lầm và đã được thể hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi nhiều tổ chức ủng hộ việc cắt giảm hỗ trợ tài khóa. Sự thật đã thay đổi và các nhà kinh tế học đã thay đổi ý kiến một cách hợp lý. Lạm phát, tăng trưởng kinh tế và lãi suất đã không thể phục hồi như dự đoán sau cuộc khủng hoảng tài chính. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí đi vay mà còn chứng minh rằng việc cắt giảm chi tiêu có thể có tác động tiêu cực lớn hơn dự kiến.
Đây không phải là lý do để từ bỏ mục tiêu bền vững tài khóa. Thông thường, các chính phủ chỉ cần gia hạn nợ của họ với lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, có một rủi ro luôn hiện hữu là thị trường sẽ di chuyển chống lại các chính phủ và chi phí đi vay sẽ tăng lên đến mức sự lựa chọn sẽ là giữa một vụ vỡ nợ đau đớn hoặc một sự thắt lưng buộc bụng. Theo dõi sát sao tình hình tài chính công có thể giúp xã hội tránh khỏi những sự lựa chọn như vậy.
Như Messrs Orszag, Rubin và Stiglitz đã chỉ ra, lý do đằng sau sự sụt giảm của lãi suất vẫn chưa được xác định rõ và điều đó quan trọng đối với chặng đường dài hạn của nợ. “Quy tắc may rủi” từ trên xuống cũng thường có sai sót, ví dụ như giới hạn thâm hụt 3% trong Eurozone do hai công chức Pháp tự ý phát minh ra. Thay vào đó, họ ủng hộ một chương trình mang tính thích ứng: kéo dài thời gian đáo hạn nợ, vai trò lớn hơn đối với các yếu tố tự ổn định như trợ cấp thất nghiệp và chi tiêu “cơ sở hạ tầng bán tự trị” tăng khi tăng trưởng giảm.
Dù bằng cách nào, một cách tiếp cận chính sách tài khóa nới lỏng hơn cũng không thể thay đổi vai trò của các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương nhắm mục tiêu lạm phát chỉ nên “in” tiền để đạt được mục tiêu lạm phát của họ và không tài trợ cho chi tiêu của chính phủ: nới lỏng định lượng được coi là hợp lý khi lạm phát thấp và thâm hụt không cao. Lãi suất nên được thiết lập dựa trên nhu cầu của nền kinh tế chứ không phải của các bộ trưởng tài chính. Các nhà đầu tư Anh đang đặt câu hỏi liệu Ngân hàng Anh có chỉ đơn giản là bù đắp khoản vay của chính phủ hay không. Các ngân hàng trung ương thậm chí phải thận trọng hơn để bảo vệ uy tín của mình khi các khoản nợ cao. Sự thật đã thay đổi, nhưng không phải mọi thứ khác đều nên như vậy.