"Một cuộc giải cứu giá dầu thô" - Tin đồn hay sự thật?
Phạm Quỳnh Anh
Junior Analyst
Chúng ta đang chìm trong những tin đồn về một cuộc giải cứu thị trường khỏi mức giá cao đang xuất hiện gần đây. Kết quả là xu hướng thị trường đã tăng với một con mắt thận trọng về 'tương lai' - thời điểm khi các vấn đề về nguồn cung được giải quyết. Về cơ bản, thị trường tiếp tục phản ánh khả năng khủng hoảng.
Giá dầu thô tiếp tục leo thang trong khi các đe dọa về việc 'tăng sản lượng' xuất hiện. Tại thời điểm này, phần lớn sản lượng tăng lên đến từ... lý thuyết. Các chính phủ trên toàn cầu tiếp tục phát tín hiệu rằng họ có 'công cụ' trong kho vũ khí mà họ có thể sử dụng để giảm giá năng lượng.
Tuần tới sẽ có 2 sự kiện quan trọng: Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 và cuộc họp của OPEC + (những chủ đề bất tận).
Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Granholm cho biết Hoa Kỳ vẫn đang xem xét việc giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược của nước này - một trong những “công cụ” mà họ sử dụng để giảm giá năng lượng. “Tôi sẽ để tổng thống đưa ra quyết định đó, đưa ra thông báo đó,” Granholm nói.
Nhà Trắng cũng tuyên bố (theo một quan chức chính quyền cấp cao) rằng họ muốn OPEC+ thúc đẩy sản lượng dầu và họ cũng đang thảo luận với các đồng minh về việc cần làm tiếp theo nếu các siêu công ty về dầu mỏ không đáp ứng yêu cầu. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vẫn đang chờ đợi kết quả đàm phán về dầu mỏ, nhưng ông mạnh mẽ cảnh báo rằng Washington sẽ phản đối. Khi được hỏi Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào nếu các chính phủ OPEC+ không hành động, ông nói: “Tôi không muốn nói điều chúng tôi đang cân nhắc thực hiện trước khi phải thực hiện”.
Cuộc họp OPEC+ tiếp theo dự kiến vào thứ Năm, ngày 7 tháng 11.
Trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao, Vương quốc Anh bắt đầu tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu toàn cầu (COP/COP26) tại Glasgow, diễn ra từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021. Theo trang web của COP26, các quốc gia đang được yêu cầu đưa ra các mục tiêu đầy tham vọng về việc giảm phát thải (NDC) vào năm 2030, hướng tới đạt mức ròng 0 vào giữa thế kỷ này. Để đạt được các mục tiêu kéo dài này, các quốc gia sẽ cần đẩy nhanh quá trình loại bỏ than, khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, hạn chế nạn phá rừng và tăng tốc độ chuyển đổi sang xe điện.
Tuy nhiên, trước đó, vào ngày Chủ nhật, các tuyên bố ban đầu từ các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 nền kinh tế lớn dường như không đạt được kỳ vọng. Nhóm này được cho là đã đi đến chấp thuận về tuyên bố cuối cùng, thúc giục những hành động "có ý nghĩa và hiệu quả" để hạn chế sự nóng lên toàn cầu, nhưng đưa ra quá ít cam kết cụ thể có thể làm các nhà khí hậu tức giận. Ngoài ra, việc Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu thành lập một cơ quan giám sát toàn cầu vào ngày Chủ nhật để giám sát các chính phủ đã cam kết cắt giảm khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính có khả năng góp phần thúc đẩy việc hạn chế tăng nhiệt độ.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm Chủ nhật cho biết việc ông thúc đẩy các quốc gia sản xuất năng lượng tăng sản lượng nhiên liệu hóa thạch sẽ không nhất quán với việc thúc giục các nước cam kết chuyển đổi năng lượng.
Tóm lại, tất cả đều có vẻ giống như chỉ nói mồm và hứa hẹn. Chúng ta đang chìm trong những tin đồn về một cuộc giải cứu khỏi mức giá cao đang xuất hiện gần đây. Kết quả là xu hướng thị trường đã tăng với một con mắt thận trọng về 'tương lai' - khi các vấn đề về nguồn cung được giải quyết.
Tâm lý này đã phản ánh vào các thị trường phái sinh dầu thô, đặc biệt là nhìn vào chiến lược butterfly option. Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi so sánh Tháng 12/ Tháng 3/ Tháng 12 để làm nổi bật hiện tượng này. Đây là mức chênh lệch giữa 6 tháng đầu và 6 tháng cuối của đường cong (tháng 12 / tháng 6 so với tháng 6 / tháng 12).
Phần bù rủi ro để mua phần đầu của đường cong tiếp tục tăng lên. Hiện tại, chênh lệch phần đầu (21 tháng 12 đến 22 tháng 6) là $4.00 cao hơn mức chênh lệch nửa sau (22 tháng 6 đến 22 tháng 12), đây là mức cao nhất được ghi nhận ít nhất là kể từ năm 2013!
Việc không ngừng mua vào trên các thị trường năng lượng không chỉ kéo thị trường dầu mỏ vào tình trạng backwardation, mà còn nâng toàn bộ đường cong đến mức bạn phải tìm đến hợp đồng tương lai đến tháng 5 năm 2024 để tìm hợp đồng giao dịch dưới mức giá $60.
Nhiều người đang đặt câu hỏi liệu giá hợp đồng dầu kỳ hạn có phản ánh tình huống xấu nhất là thiếu hụt nguồn cung cho mùa đông sắp tới hay chỉ đơn giản là mức giá đang bị quá mua.
Tuy nhiên, điều khó hiểu là sự sụt giảm của chênh lệch giữa giá dầu nguyên liệu và thành phẩm gần đây ..... nếu thế giới đang thiếu dầu như vậy, tại sao điều đó lại không thể hiện được mức chênh lệch này? Suy cho cùng, dầu chỉ là sản phẩm thô được sử dụng để sản xuất các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng như xăng và dầu sưởi. Điều này dẫn đến việc những người tham gia thị trường phải đặt câu hỏi về sự thiếu hụt nói trên trên thị trường.
Tuy nhiên, sự sụt giảm về chênh lệch giữa giá dầu nguyên liệu và thành phẩm này trong tuần trước phần lớn là do giảm giá trị RIN (Renewable Identification Number) như được hiển thị bên dưới:
Vậy, điều gì làm nền tảng cho biến động đến mức cao hơn này? Hàng tồn kho và sản lượng lọc dầu (nhu cầu lọc dầu thô).
Đầu vào dầu thô cho các nhà máy lọc dầu
Cũng như việc thiếu nhu cầu lọc dầu đã khiến giá dầu giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục vào năm ngoái, sự trở lại của nhu cầu lọc dầu đã nâng giá lên mức cao mới trong năm nay. Hiện tại, giá và sản lượng hiện tại ở mức cao nhất kể từ năm 2014.
Rốt cuộc, kể từ năm 2020, chúng ta đã chứng kiến một số sự sụt giảm lớn về sản lượng lọc dầu do đại dịch và sau đó là từ cơn bão mùa đông URI. Một cơn bão nghiêm trọng khác trong mùa đông này chắc chắn có thể cản trở hoạt động sản xuất dầu tinh luyện như năm ngoái và đưa dầu thô trở lại kho dự trữ.
Tuy nhiên, với việc sản phẩm dầu lọc đang tồn kho ở mức thấp, sẽ có vẻ thận trọng khi nắm giữ các sản phẩm dầu lọc hơn là dầu thô nếu chúng ta thấy nhiều vấn đề về dầu lọc hơn.
Hàng tồn kho
Một luồng tác động khác đằng sau mức giá cao hơn mà chúng tôi đã nghe nói nhiều gần đây là mức tồn kho. Trên thực tế, mức tồn kho cả về tổng số và tại kho chứa Cushing của Hoa Kỳ đang ở gần mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 2014 (đường màu tím so với đường màu đỏ trong cả hai biểu đồ bên dưới).
Tuần trước, việc giảm xuống dưới 30 triệu thùng đã cho thấy mức tồn kho dầu thô Cushing thấp nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 10 năm 2018. Tìm hiểu sâu hơn một chút về dữ liệu, chúng tôi so sánh giá giao ngay WTI lịch sử với mức Cushing. Một lần nữa, chúng ta thấy sự tương đồng với các điều kiện năm 2014. Cũng cần lưu ý rằng kho dự trữ của Cushing trong năm 2015 đã tăng nhanh như thế nào so với mức đáy năm 2014. Lúc đó, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh đã thúc đẩy điều này.
Điều khác biệt so với năm 2014 là số lượng giàn khoan đang hoạt động. Dữ liệu về số lượng giàn khoan của Baker Hughes cho năm 2014 gần gấp 4 lần mức hiện tại. Năm 2014 và 2015 là những năm nguồn cung dầu thô của Mỹ tăng mạnh. Năm 2020 là năm số lượng giàn khoan đang hoạt động để khoan dầu ở Mỹ suy giảm nghiêm trọng do nhu cầu giảm mạnh, và sau đó là việc cầu phục hồi nhanh hơn cung. Tuy nhiên, các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tháng thứ 15 liên tiếp tính đến tháng 10 năm nay, khi giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 7 năm.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục nghe những câu chuyện từ các chuyên gia dầu thô về kế hoạch tương lai của họ. Gần đây, hội đồng quản trị Exxon Mobil Corp cho biết họ đang tranh luận về việc có nên tiếp tục một số dự án dầu khí lớn hay không trong bối cảnh các nhà đầu tư toàn cầu thúc đẩy các công ty nhiên liệu hóa thạch có ý thức hơn và thân thiện hơn với năng lượng xanh, WSJ đưa tin hôm thứ Tư.
Với giá hợp đồng phái sinh bảo hiểm Dầu thô WTI có giá trên 60 đô la cho đến tận năm 2025, chúng tôi thấy không có gì khó hiểu ở đây. Rõ ràng là chỉ riêng 'mức giá' không còn là yếu tố thúc đẩy như trước đây nữa. Cú sụp đổ lớn về giá vào năm 2020 đã để lại kí ức không thể quên và những mục tiêu về khí hậu lại càng không giúp ích gì thêm.
Không có các tín hiệu truyền thống mà chúng ta từng thấy khi giá dầu tăng không kiểm soát (như tăng hoạt động khoan, bổ sung đường ống,...) thị trường dầu đã chuyển sang trạng thái backwardation nghiêm trọng. Sự tăng trưởng sản xuất mà chúng ta đã thấy trong kỷ nguyên đá phiến của Hoa Kỳ dường như là một ký ức xa vời. Với môi trường hiện nay, không chắc chúng ta sẽ thấy một nguồn cung khác tăng đột biến như vậy trong tương lai gần. Backwardation là triển vọng rõ ràng trong tương lai ngắn và trung hạn:
Việc bổ sung nguồn cung trong thời gian tới không đền từ phía tăng trưởng, mà là đến từ việc tăng sản lượng của OPEC + hoặc giải phóng các thùng từ Kho Dự trữ Dầu chiến lược. Mặc dù một trong hai hành động này có thể làm giảm mức độ backwardation trong ngắn hạn, nhưng việc tăng trưởng nguồn cung thực tế không chắc chắn vẫn cho thấy sẽ không sớm được giải quyết được vấn đề. Thời tiết mùa đông cũng có vẻ phù hợp để tiêu thụ năng lượng hơn nữa, dẫn đến giá thậm chí còn cao hơn. Có thể sau đó cuối cùng chúng ta sẽ thấy sự thay đổi trong sản xuất ở tương lai và bắt đầu lại 1 chu kỳ mới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó, tâm lý tăng giá ngắn hạn dễ bị ảnh hưởng bởi các tiêu đề đưa tin về vấn đề cung và về việc ai 'nên' cung.
Bản tóm tắt thống kê kiểm kê EIA
Thay đổi hàng tuần
EIA báo cáo tổng tồn kho xăng dầu BUILD là 0.80 cho tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 10 năm 2021 (so với DRAW ròng là 11.40 vào tuần trước).
Mức tồn kho
Mức tồn kho Thương mại của Dầu Thô (ex-SPR) so với những năm trước đã tăng từ mức cao hơn mức lịch sử đến mức thấp hơn mức lịch sử một cách đáng ngạc nhiên và sẽ tiếp tục giảm miễn là thị trường vẫn còn tình trạng backwardation.
ZeroHedge