Nền kinh tế thế giới sẽ chuyển dịch sang châu Á trong tương lai?
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và IMF, các nước châu Á dự kiến sẽ chiếm phần lớn trong số 5 quốc gia hàng đầu thế giới theo quy mô GDP vào năm 2024, theo Katharina Buchholz đến từ Statista, hạ thấp triển vọng của các cường quốc châu Âu trong tương lai.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tăng mạnh kể từ những năm 1990, trong khi Ấn Độ và Indonesia gần đây thậm chí còn lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự kiến sẽ đạt thứ hạng lần lượt là 3 và 5 vào năm 2024. Nhật Bản, một nền kinh tế phát triển, dự kiến sẽ rơi về hạng 4 vào năm 2024, trong khi Nga sẽ tăng lên hạng 6.
Tầng lớp trung lưu châu Á đang phát triển là một trong lý do cho sự dịch chuyển GDP qua lục địa. Trong khi Trung Quốc là hậu phương của sự tăng trưởng từ đầu thế kỷ 21 tới nay, quốc gia này dự báo sẽ phải chịu áp lực từ dân số già, gây thiệt hại nặng nề cho tiêu dùng. Indonesia, cùng với Philippines và Malaysia, dự kiến sẽ gia tăng lực lượng lao động đáng kể trong những năm tới, góp phần tăng thu nhập trung bình khả dụng, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Các công ty đa quốc gia châu Á, như Huawei của Trung Quốc và Tata của Ấn Độ đang dần lớn mạnh trong thế kỷ này, và dự kiến những công ty như thế sẽ tiếp tục xuất hiện rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng ở châu Á cũng đi kèm với một loạt vấn đề của riêng mình, như sự phân chia ngày càng tăng nhanh giữa thu nhập ở nông thôn và thành thị, suy thoái môi trường và những thách thức mới đối với quản trị và thể chế, theo FAO.