Nền kinh tế toàn cầu chưa chắc đã hưởng lợi từ một đồng dollar suy yếu

Nền kinh tế toàn cầu chưa chắc đã hưởng lợi từ một đồng dollar suy yếu

23:45 03/09/2020

Các gói kích thích của các nước phát triển đang chịu ảnh hưởng đối lập bởi sự tăng giá của các đồng tiền trên thị trường mới nổi.

Một đồng dollar suy yếu thông thường sẽ thúc đẩy thương mại và khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, hạn chế sự mất cân bằng trên cán cân thương mại – tuy nhiên sự sụt giảm của đồng bạc xanh trong thời gian đại dịch có thể sẽ không mang lại những tác động như vậy.

Điều này một phần do sự hợp lưu đặc thù của các dòng tiền toàn cầu, đã tạo ra kẻ thắng và người thua. Ngoài ra sự lây nhiễm của virus cũng đang cản trở khả năng điều chỉnh của nền kinh tế.

Kể từ đầu tháng Sáu, giá trị của đồng dollar Mỹ đã đảo chiều đột ngột đối với phần lớn nhà đầu tư – những người cho rằng việc coi dollar là tài sản trú ẩn đã lỗi thời. Chỉ số dollar index đã giảm hơn 9% kể từ mức đỉnh khủng hoảng trong tháng Ba. Gần như không còn lý do gì để nắm giữ dollar Mỹ, theo các chuyên gia phân tích tiền tệ.

Việc Fed cắt giảm lãi suất đã làm giảm sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển khác, như một phần trong các phản ứng đối với cuộc khủng hoảng Covid-19.

Dollar Mỹ giảm mạnh khi đại dịch bắt đầu. Nguồn: Refinitiv

Trong khi đó việc chính phủ Hoa Kỳ không kiểm soát đại dịch hiệu quả như các nước khu vực EU và Châu Á, và quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ euro của các nhà lãnh đạo nhằm xây dựng lại nền kinh tế châu lục đã gia tăng niềm tin và triển vọng vào Eurozone và châu Âu.

“Dollar đã bước vào thị trường gấu. Điều này có thể không xảy ra ngay trong vài tuần tới, nhưng trong vòng 5 năm tới, chúng tôi nghĩ rằng dollar có thể suy yếu từ 15 – 20% so với những đồng tiền quan trọng khác”, theo Aaron Hurd, nhà quản lý danh mục đầu tư cao cấp tại State Street Global Advisors.

Các chuyên viên phân tích tại JPMorgan cho biết: “Tăng trưởng tương đối, chứ không phải lãi suất, mới là động lực chính chi phối đồng dollar. Mức độ lây nhiễm cao tại Mỹ và bối cảnh chính trị có khả năng sẽ tạo áp lực lên dollar Mỹ"

Đối với những nền kinh tế phát triển, sự suy yếu của dollar Mỹ có thể có tác động tích cực – miễn là sự suy yếu này không phát triển thành sự hoảng loạn. Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ đã thâm hụt liên tục trong thương mại và tài khoản vãng lai. Đồng dollar yếu hơn sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ trong khi làm cho nhập khẩu từ các nền kinh tế tiên tiến khác trở nên đắt hơn.

Bên cạnh những kích thích đối với nhu cầu trong nước mà quỹ phục hồi của EU có thể mang lại, hiệu ứng đem lại là nền kinh tế toàn cầu cân bằng hơn ở mức nhu cầu cao hơn, mặc dù tác động có thể không lớn nếu Mỹ tiếp tục có khả năng tiếp cận tới nhiều nguồn tài chính giá rẻ.

Nhưng không phải mọi bộ phận của nền kinh tế toàn cầu đều chứng kiến sự suy giảm của đồng dollar.

Chỉ số dollar đo lường giá trị của đồng tiền Mỹ so với một rổ tiền tệ của các nền kinh tế tiên tiến, thống trị bởi đồng euro. Tiền tệ của khu vực đồng euro chiếm 57,6% tỷ trọng trong rổ tiền tệ và được kết hợp với đồng Yên, bảng Anh, dollar Canada, krona Thụy Điển và franc Thụy Sĩ.

Nhưng chỉ số này không bao gồm bất kỳ loại tiền tệ nào của các nền kinh tế mới nổi và đồng bạc xanh đã tăng giá trị so với hầu hết chúng kể từ khi đại dịch lần đầu tiên xuất hiện. Đồng dollar đã tăng gần 25% so với đồng real Brazil kể từ tháng 3, trong khi nó mạnh hơn 10% so với đồng peso của Mexico và đồng rúp của Nga.

Các nền kinh tế mới nổi không hề hưởng lợi từ việc dollar suy yếu. Nguồn: Reinfinitiv

Và chính những biến động tiền tệ này có nguy cơ làm suy giảm triển vọng của nền kinh tế toàn cầu.

Kinh tế học truyền thống dự đoán rằng đồng tiền của hầu hết các nền kinh tế mới nổi sẽ được hưởng lợi từ việc suy yếu so với đồng dollar, bởi vì nó sẽ tạo ra sự thúc đẩy nhu cầu, bằng cách làm cho hàng xuất khẩu của họ cạnh tranh hơn và tăng giá hàng nhập khẩu.

Nhưng ngày càng nhiều nhà kinh tế lo sợ rằng lập luận này là sai.

Hoạt động thương mại của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chủ yếu được định giá bằng dollar Mỹ, vì vậy xuất khẩu của các nước này không cạnh tranh hơn khi đồng tiền của họ suy yếu. Điều này có nghĩa khả năng kích cầu yếu hơn nhiều, nghiên cứu uy tín của IMF gần đây cho thấy. Và bởi vì nhập khẩu từ các nền kinh tế mới nổi khác cũng được định giá bằng dollar, thương mại quốc tế nói chung bị ảnh hưởng, thay vì chỉ nhập khẩu từ Mỹ.

Hiệu ứng này còn được kết hợp cùng coronavirus. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất được định giá bằng nội tệ - du lịch - đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hạn chế đi lại và đang chịu nhiều thiệt hại hơn bình thường khi các đồng tiền mới nổi suy yếu.

Các chính phủ và doanh nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi có nợ định giá trên dollar Mỹ đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất của cuộc khủng hoảng này vì họ cần nguồn thu nội địa cao hơn nhằm bù đắp cho các khoản vay hiện có.

Các nền kinh tế mới nổi đối mặt với những khoản nợ đắt đỏ bằng dollar. Nguồn IIF

IMF cho rằng đây là một sự kết hợp độc hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Các nhà phân tích của IMF kết luận rằng việc đồng dollar mạnh lên so với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển “có khả năng khuếch đại sự sụt giảm trong ngắn hạn trong hoạt động kinh tế và thương mại toàn cầu”.

Stephen King, cố vấn cấp cao của HSBC, cho biết “Ngay cả những nền kinh tế đã được hưởng lợi từ sự biến động tiền tệ do đại dịch gây ra cũng không được hưởng lợi nhiều.”

Ông nói: Việc một đồng tiền tăng giá so với đồng dollar “sẽ loại bỏ một chút áp lực tài trợ cho thị trường mới nổi, nhưng không đủ để bù đắp những tác động của đại dịch và sự mất mát về tài chính”, ông nói.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ

Trái ngược với kỳ vọng về sự suy yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed, cả USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đều phục hồi trở lại trong tháng 10. Điều này có thể do hai yếu tố chính. Thứ nhất, các chỉ số hoạt động kinh tế, lạm phát và thị trường lao động của Mỹ mạnh mẽ hơn dự kiến. Thứ hai, các nhà đầu tư bắt đầu định giá khả năng chiến thắng cao hơn của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Việc thị trường tiền điện tử hoạt động 24/7 mang lại lợi thế cho các nhà giao dịch, do thị trường tài chính truyền thống ở Mỹ sẽ đóng cửa trong quá trình kiểm phiếu lần đầu. Mặc dù tính chất này của thị trường truyền thống hạn chế đi sự rủi ro, nhưng nó cũng hạn chế đi cơ hội sinh lời bởi thị trường có thể biến động mạnh theo kết quả của cuộc bầu cử.
Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Không khí căng thẳng đang lên đến đỉnh điểm trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Để phân tích chuyên sâu về diễn biến thị trường lãi suất dưới kịch bản Trump hoặc Harris đắc cử, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng triết lý chính sách đặc trưng của mỗi ứng viên, cùng những ảnh hưởng tiềm tàng đến ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chính sách tài khóa.
Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng

Sự không chắc chắn của cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể lên các loại tài sản. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích phản ứng tiềm năng của tỷ giá EUR/USD dưới các kịch bản bầu cử khác nhau. Trước cuộc bầu cử, thị trường sẽ có nhiều thông tin để giao dịch với một loạt dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ được công bố trong tuần này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ