Nhận định S&P 500, Nasdaq 100: Xu hướng tăng giá tiềm năng
Phạm Anh Vũ
Junior Analyst
Sau đợt bán tháo tháng 8, chứng khoán Mỹ đã bắt đầu tăng trong tháng 9. Điều quan trọng là đã có những tín hiệu đáng khích lệ hỗ trợ các tài sản rủi ro vào cuối năm.
Trên khía cạnh việc làm, động lực tuyển dụng, mặc dù đã hạ nhiệt, nhưng vẫn cực kỳ bền bỉ đối với một quốc gia đầy biến động và đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh doanh. Tình hình này sẽ khiến chi tiêu tiếp tục ổn định, làm tăng khả năng hạ cánh mềm. Theo kịch bản này, thu nhập của công ty vẫn giảm, nhưng sẽ không chịu tác động nghiêm trọng như trong một cuộc suy thoái.
Lạm phát vẫn ở mức cao nhưng đang có dấu hiệu hạ nhiệt, một phần nhờ chi phí năng lượng giảm. Thu nhập trung bình hàng giờ cũng ở mức vừa phải, như trong báo cáo NFP tháng 8, bởi tỷ lệ tham gia thị trường lao động tăng mạnh từ 62.1% lên 62.4%. Điều này sẽ giúp giảm áp lực tiền lương, và hỗ trợ Fed hạ nhiệt lạm phát dễ dàng hơn.
Với các chỉ số lạm phát đang đi đúng hướng, FED có thể giảm độ "hawkish" một chút, nhưng vẫn còn quá sớm để trở nên "dovish", đặc biệt là sau Jackson Hole, khi Chủ tịch FOMC chỉ ra rằng việc khôi phục ổn định giá cả cần duy trì lập trường cứng rắn trong một thời gian.
Khả năng lãi suất cao hơn khiến thị trường chứng khoán biến động khó lường, nhưng khả năng phục hồi kinh tế sẽ giảm bớt lo ngại của Phố Wall. Trong bối cảnh này, xu hướng S&P 500 và Nasdaq 100 có phần khả quan trong thời gian tới, nhưng đợt phục hồi vẫn sẽ tiềm ẩn nhiều biến động.
BIỂU ĐỒ 15 PHÚT S&P 500
DailyFX