Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

21:36 16/04/2024

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.

Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) với những quyết định của Cục Dự trữ Liên bang (Fed)

Trong cuộc họp báo mới đây về chính sách tiền tệ, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã một lần nữa khẳng định rằng mọi người nên mong đợi một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 6, mặc dù rất ít khả năng rằng Fed sẽ làm điều tương tự. Sau khi chỉ số CPI được công bố, thị trường ngay lập tực chịu ảnh hưởng nặng nề với niềm tin rằng dường như sẽ chỉ còn 2 đợt cắt giảm trong năm nay đến từ Fed. Dưới đây là cách thị trường swap lãi suất qua đêm châu Âu định giá khả năng điều chỉnh lãi suất chính sách của ECB vào ngày 9/4/2024, ngày 10/4/2024 sau khi số liệu về lạm phát được công bố và 11/4/2024 sau cuộc họp của ECB:

Bà Lagarde phát biểu rằng: “Nếu đánh giá cập nhật của chúng tôi về triển vọng lạm phát, động lực của lạm phát cơ bản và sức truyền tải của chính sách tiền tệ làm tăng thêm niềm tin của chúng tôi rằng lạm phát đang di chuyển về mức mục tiêu một cách bền vững, thì việc giảm bớt sự thắt chặt của chính sách là phù hợp.”

Như vậy, vẫn sẽ cần những điều kiện cần thiết để việc cắt giảm có thể xảy ra. Nhưng dường như một đợt cắt giảm lãi suất có thể xảy ra trong cuộc họp tiếp theo trừ khi dữ liệu từ giờ đến lúc đó gây thất vọng. Bà Lagarde cũng thừa nhận rằng có “một số” thống đốc đã chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu hạ lãi suất ngay lập tức, nên thật công bằng khi đưa ra quyết định cắt giảm vào tháng sáu. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu dữ liệu nóng đến mức đáng ngạc nhiên như chỉ số CPI của Mỹ trong tháng 3.

Vấn đề lớn nhất với việc thúc đẩy cắt giảm lãi suất là những tác động lên đồng Euro vốn đã trải qua một vài ngày mất giá sau khi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố. Điều đó là hợp lý vì lãi suất kỳ vọng của khu vực đồng Euro đang ngày càng lép vế so với Mỹ. Nhưng trong bối cảnh rộng hơn, sự biến động của đồng Euro vẫn nằm trong phạm vi ổn định và phù hợp với xu hướng dài hạn:

Tuy nhiên, liệu việc ECB không đi theo lối đi của Fed có phải là điều khôn ngoan? Lagarde bác bỏ sự so sánh bằng cách nói rằng "lạm phát ở 2 nơi là không giống nhau". Cụ thể hơn, chính sách tài khóa của Hoa Kỳ cũng như phản ứng của người tiêu dùng Mỹ là rất khác biệt. Cú sốc giá năng lượng do Nga xâm chiếm Ukraine đã tác động lên châu Âu nhiều hơn Mỹ, nhưng lạm phát giá năng lượng vẫn đang diễn ra theo một xu hướng rất giống nhau. Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề hơn một chút:

Nếu vấn đề năng lượng phần lớn đã được giải quyết, thì thật thú vị khi thấy rằng EU cũng đang gặp phải vấn đề khó khăn nhất chính là lạm phát dịch vụ cứng nhắc. Tại khu vực đồng Euro, lạm phát dịch vụ đã bị kẹt ở mức 4% trong vài tháng, tương tự như trường hợp của Mỹ. Lạm phát dịch vụ đang ở mức cao này khiến ECB gặp khó khăn trong việc cắt giảm ngay lập tức, nhưng việc ban hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ lại đơn giản hơn so với ở Mỹ, nơi giá dịch vụ đang tăng cao ở quanh mức hơn 5% so với cùng kỳ năm trước:

Lý do chính khiến nhiều người tin rằng ECB cắt giảm lãi suất sớm hơn là do nền kinh tế của họ yếu hơn. Tại Mỹ, chỉ số PMI sản xuất tháng trước đã tăng lên trên mức 50, báo hiệu thời nền kinh tế đang mở rộng. Trong khi đó, thước đo sản xuất của châu Âu rõ ràng vẫn nằm trong vùng suy thoái. Người Mỹ dường như không cần cắt giảm lãi suất nhiều dựa trên tình hình hiện tại, nhưng người châu Âu thì có:

Đúng là có những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Đức qua những con số sản xuất công nghiệp mới nhất, nhưng không điều gì phản đối lại thấy việc cắt giảm lãi suất:

Hệ thống ngân hàng cũng đang ủng hộ việc ECB cắt giảm. Cuộc khảo sát mới nhất đối với các nhà quản lý cho vay cho thấy phần lớn các ngân hàng vẫn đang tiếp tục làm chặt chẽ các tiêu chuẩn tín dụng đối với các khoản vay kinh doanh, mặc dù các quy định thắt chặt có vẻ không còn cứng rắn như một năm trước, trong khi nhu cầu tín dụng đang giảm. Ngành ngân hàng vẫn giữ vai trò thống trị ở khu vực đồng Euro hơn ở Mỹ, nơi thị trường trái phiếu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, đây là một động lực bổ sung được áp dụng nhiều hơn ở Châu Âu:

Cần lưu ý rằng việc hạ lãi suất từ mức lãi suất cao luôn luôn nguy hiểm. Cho đến nay, có vẻ như bà Lagarde và ECB vẫn đang tiến hành một cách thận trọng.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Sự quan tâm ngày càng tăng đối với Ethena trong bối cảnh sự hợp tác với Aave và sự ra mắt của USDtb
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Sự quan tâm ngày càng tăng đối với Ethena trong bối cảnh sự hợp tác với Aave và sự ra mắt của USDtb

BTC một lần nữa tiến gần đến mức 100,000 USD. Trong bối cảnh thị trường vài ngày qua khá ổn định, tuần tới dường như sẽ mang đến nhiều biến động hơn khi mà Quốc hội chuẩn bị phê chuẩn kết quả bầu cử Hoa Kỳ và là tuần giao dịch đầu tiên kể từ giữa tháng 12 không bị gián đoạn bởi những ngày lễ. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về: sự ra mắt của Ethena trên Aave, thanh khoản đang tăng lên và những điểm nổi bật của airdrop năm 2024.
U.S. Steel bên bờ vực sụp đổ: Cần rót vốn khẩn cấp để cứu vớt "gã khổng lồ" thép
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

U.S. Steel bên bờ vực sụp đổ: Cần rót vốn khẩn cấp để cứu vớt "gã khổng lồ" thép

Vào tháng Ba, tôi đã cảnh báo về khả năng thương vụ sáp nhập giữa U.S. Steel và tập đoàn Nhật Bản Nippon sẽ bị chặn lại trong bài viết "Thương vụ sáp nhập U.S. Steel đối mặt với phản ứng chính trị lưỡng đảng". Tôi nhận định rằng với trọng tâm chống độc quyền của chính quyền Biden và sự chú ý của giới truyền thông, đây đã trở thành một vấn đề chính trị then chốt. Do U.S. Steel là một công ty lâu đời và là thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, các yếu tố kinh tế có thể ít quan trọng hơn so với rủi ro từ phản ứng chính trị tiềm tàng.
Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần III: Đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu và tập trung vào cơ hội dài hạn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần III: Đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu và tập trung vào cơ hội dài hạn

Chúng tôi dự đoán cơ cấu lợi nhuận của thị trường chứng khoán sẽ đa dạng hơn trong năm 2025, nhờ vào chu kỳ cắt giảm và tăng trưởng ổn định. Mức định giá cao ở một số lĩnh vực tạo động lực để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Chúng tôi nhận thấy những cơ hội dài hạn tiềm năng đang bị định giá thấp tại Mỹ, thị trường quốc tế và ở nhiều phân khúc vốn hóa khác nhau.
Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần II: Thu nhập cố định: Cơ hội lớn từ chu kỳ cắt giảm lãi suất
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần II: Thu nhập cố định: Cơ hội lớn từ chu kỳ cắt giảm lãi suất

Việc cắt giảm lãi suất mang lại lợi thế cho thu nhập cố định. Chúng tôi tin rằng các quyết định phân bổ tài sản tập trung vào trái phiếu có thể mang lại lợi nhuận trong năm 2025. Có nhiều cơ hội để tận dụng chu kỳ cắt giảm lãi suất, thu lợi từ trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng có bảo đảm, đồng thời áp dụng cách tiếp cận đầu tư linh hoạt trên các lĩnh vực và khu vực khác nhau.
"Cơn bão" nào đang ập tới với đồng CAD?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

"Cơn bão" nào đang ập tới với đồng CAD?

Đồng CAD đang chao đảo trước nhiều rủi ro nghiêm trọng: nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Canada, khả năng Ngân hàng Trung ương Canada cắt giảm lãi suất mạnh, triển vọng giá dầu ảm đạm, cùng với tình hình chính trị bất ổn - tất cả đã làm suy yếu đáng kể vị thế vốn có của đồng CAD như một lựa chọn an toàn trong nhóm tiền tệ của các quốc gia sản xuất hàng hóa với độ nhạy cảm cao.
Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 2)
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 2)

Trong giai đoạn hậu đại dịch, làn sóng lạm phát đã đẩy lãi suất chính thức lên cao, thu hút một lượng vốn khổng lồ lên tới 6 nghìn tỷ USD đổ vào các khoản đầu tư tiền mặt ngắn hạn. Khi bước sang năm 2025, các ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất, câu hỏi đặt ra là dòng vốn khổng lồ từ thị trường tiền tệ này sẽ tìm được bến đỗ mới ở đâu? James McAlevey sẽ phân tích những cơ hội đầy hứa hẹn trong bối cảnh thuận lợi của thị trường trái phiếu.
Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 1)
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 1)

Triển vọng năm 2025 đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể "hạ cánh mềm" như kỳ vọng. Những biến động chính trị và sự thiếu chắc chắn trong các chính sách đang tạo ra những rủi ro đáng quan ngại cho ổn định kinh tế. Các ngân hàng trung ương đối mặt với thách thức lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, khi cả phương hướng lẫn tác động thực tế của các chính sách kinh tế sắp tới vẫn còn là những ẩn số khó lường.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ