Nhận định từ các chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu dần trong thời gian tới

Nhận định từ các chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu dần trong thời gian tới

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

18:18 15/08/2022

Nền kinh tế Trung Quốc có thể còn tiếp tục đà suy yếu trong năm nay, khi các con số trong tháng 7 cho thấy sự phục hồi đang chậm lại, thị trường nhà đất suy thoái và những trở ngại do dịch bệnh Covid tạo nên tiếp tục gây thiệt hại cho quốc gia này - theo nhận định từ các nhà kinh tế.

Nhận định từ các chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu dần trong thời gian tới
Nhận định từ các chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu dần trong thời gian tới

Nền kinh tế Trung Quốc có thể còn tiếp tục đà suy yếu trong năm nay, khi các con số trong tháng 7 cho thấy sự phục hồi đang chậm lại, thị trường nhà đất suy thoái và những trở ngại do dịch bệnh Covid tạo nên tiếp tục gây thiệt hại cho quốc gia này - theo nhận định từ các nhà kinh tế. Một số chuyên gia đã giảm dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, sau khi Bắc Kinh công bố số liệu kinh tế mới nhất hôm thứ Hai và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đột nhiên giảm lãi suất chủ yếu.

ING Groep NV và TD Securities Inc đã hạ dự báo GDP cả năm xuống lần lượt 4% và 2.9%, trong khi Nomura Holdings Inc. - với con số dự kiến là 3.3% - cho biết thị trường vẫn “quá lạc quan về tăng trưởng”.

Dưới đây là nhận định của các nhà kinh tế về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc:

Ding Shuang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc và Bắc Á tại Standard Chartered Plc cho biết: “Dự báo của chúng tôi cho thấy nhận thấy rủi ro đang giảm đáng kể. Một số chỉ báo của tháng 8 cho thấy nền kinh tế có thể còn tồi tệ hơn tháng 7 do sự hoành hành trở lại của Covid.” Standard Chartered hiện dự báo tăng trưởng cả năm là 4.1%. Bloomberg ước tính mức tăng trưởng trung bình do các nhà kinh tế dự đoán là 3.8%. Ông nói: “Việc cắt giảm lãi suất sẽ mang lại một số lợi ích biên, nhưng Trung Quốc sẽ cần phải cải thiện chính sách đối phó với Covid và thay đổi mạnh mẽ chính sách tài sản để xoay chuyển tình hình tồi tệ này”. Ông cũng nói thêm: “vấn đề chính là thị trường hiện không có niềm tin vào các nhà phát triển bất động sản, về việc liệu họ có thể tồn tại và các dự án liệu có được xây dựng hay không.” PBOC có thể giảm lãi suất thêm 10 điểm cơ bản vào cuối tháng 10 nếu chính phủ không nới lỏng các chính sách khác, trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sẽ được giữ nguyên do thanh khoản vẫn còn dồi dào, theo Ding. Helen Qiao, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại Bank of America Corp. Dữ liệu đã cho thấy nhu cầu trong nước hiện đang khá yếu và điều này đảm bảo chính sách sẽ được nới lỏng hơn”, Qiao cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV. “Khi chính sách cắt giảm lãi suất dường như đang được gợi ý vào sáng nay, các nhà hoạch định chính sách lo ngại và muốn thực hiện một động thái nào đó” - bà cho hay.

“Sản xuất công nghiệp chậm lại nhưng xuất khẩu vẫn tăng tốt, cho thấy nhu cầu trong nước yếu đi. Doanh số bán hàng YoY đã tăng 2.7% trong tháng Bảy, so với kỳ vọng trung bình của các nhà kinh tế là 4.9% - cho thấy "nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay rất dễ bị tổn thương và nó cần nhiều kích thích hơn.”” Qiao dự kiến ​​nền kinh tế sẽ mở cửa trở lại sau cuộc họp quan trọng của Đảng Cộng sản vào mùa thu. Bà cho biết, nếu điều đó xảy ra, nền kinh tế vẫn có cơ hội tốt để tăng trưởng 3.5% cả năm như dự báo của Bank of America.

Iris Pang, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại ING cho biết: “Việc PBOC cắt giảm lãi suất là một tín hiệu rõ ràng cho thấy suy thoái kinh tế đang tái diễn ... Bây giờ là chu kỳ đi xuống, và điều này mang tính chu kỳ, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực bất động sản. Việc giảm lãi suất cho thấy toàn bộ nền kinh tế đang gặp khó khăn."

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tăng trưởng cho vay yếu, trái ngược với việc cung tiền mở rộng nhanh chóng, và dữ liệu các hạng mục con của doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp chậm lại đều cho thấy nhu cầu trong nước đang giảm, theo bà Pang. Trong khi đó, lạm phát cao ở nước ngoài là một tín hiệu cho triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc. Bà cũng cho biết chính sách cắt giảm lãi suất không có khả năng kích thích lĩnh vực bất động sản, vốn đang gặp khó khăn do việc áp dụng các quy tắc tài chính nghiêm ngặt dành cho các nhà phát triển bất động sản. Nhưng bà cũng nói thêm rằng các công ty trong lĩnh vực khác có thể được hưởng lợi từ chi phí đi vay thấp hơn. Bruce Pang, trưởng bộ phận nghiên cứu và kinh tế trưởng tại Jones Lang Lasalle Inc cho hay: “Mối lo ngại về thị trường việc làm và thu nhập giảm cùng với các hạn chế về hoạt động kinh tế đã khiến tiêu dùng giảm mạnh”. “Cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn và kích thích trên diện rộng để tạo thêm việc làm và hỗ trợ người lao động tự do bằng mọi cách, và giảm thiểu thiệt hại về thu nhập thông qua trợ cấp trực tiếp, phiếu giảm giá tiêu dùng và giảm thiểu đáng kể các khoản tiền an sinh xã hội”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?
Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?

Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể là điều đầu tiên chính quyền Trump nhắm tới, nhưng rủi ro lớn hơn lại nằm ở Đài Loan – điểm nóng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba. Sự thiếu kiềm chế trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thể đẩy chính quyền Trump vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm chao đảo mối quan hệ Mỹ-Trung và đe dọa ổn định khu vực.
Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu

Khả năng Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mạnh mẽ hơn đang làm dấy lên nhiều lo ngại về hệ thống thương mại toàn cầu. Những mức thuế cao từng được áp dụng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và với ý định giảm thâm hụt thương mại, thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Liệu các biện pháp bảo hộ này có thể mang lại sự ổn định hay chỉ dẫn đến hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu?
Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang chứng kiến sự phân cực sâu sắc, với giới tính trở thành yếu tố quyết định. Phụ nữ ủng hộ Kamala Harris, trong khi nam giới hướng về Donald Trump. Cuộc đua này không chỉ phản ánh sự khác biệt giới tính mà còn bộc lộ những ranh giới về giáo dục và chủng tộc, làm nổi bật sự phức tạp trong việc định hình tương lai nước Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên với cuộc đối đầu giữa Donald Trump và Kamala Harris. Trump giữ nguyên đội ngũ chiến dịch và nhận sự hỗ trợ từ tỷ phú Elon Musk, trong khi tiếp tục các phát ngôn gây tranh cãi và chiến lược công kích cá nhân. Liệu chiến lược này sẽ giúp ông thắng cử hay gây phản tác dụng trong mắt cử tri?
Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử

Trong những ngày cuối đầy căng thẳng của cuộc đua vào Nhà Trắng, Donald Trump tung ra chiến dịch quyết liệt, hứa hẹn thay đổi lớn và gây chú ý với phát ngôn khiêu khích. Trong khi đó, Kamala Harris nỗ lực củng cố liên minh và thu hút cử tri trung dung. Kết quả sẽ quyết định liệu Trump có trở lại hay nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ