Nhận định USD: Dollar Mỹ “đè bẹp” các đối thủ ASEAN!
Võ Trí Mạnh
Junior Analyst
Dollar Mỹ vượt trội hơn trong tuần qua trước so với các đồng tiền ASEAN. Các động lực chính cần chú ý đối với USD/SGD, USD/IDR, USD/THB, USD/PHP là gì? Liệu đà giảm có xuất hiện?
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOLLAR SINGAPORE
Tỷ giá USD/SGD tăng mạnh vào tuần trước. Cặp tiền tăng 1.81%, hiệu suất tốt nhất trong 5 ngày kể từ tháng 3 năm 2020. Động thái này đã leo lên gần mức đỉnh kể từ ngày 22/4 năm 2020 ở mức 1.4329. Nếu tỷ giá xuyên thủng mốc này, USD/SGD sẽ hướng tới mức cao nhất năm 2020 là 1.4416. Hỗ trợ sẽ nằm tại đường xu hướng tăng từ tháng 8.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT BAHT THÁI
Dollar Mỹ cũng tăng vọt so với đồng Baht của Thái Lan trong tuần qua, với tỷ giá USD/THB tăng 2%. Cặp tiền đã xuyên thủng vùng kháng cự 36.738 – 36.949, mở ra cánh cửa để kéo dài mức tăng. Mức kháng cự gần nhất là phần mở rộng Fibonacci 100% tại 37.956. Ngoài mức giá này là mức đỉnh tháng 6 năm 2006 là 38.61. Có sự phân kỳ RSI âm, cho thấy đà tăng đang giảm dần kể từ tháng Bảy. Trong trường hợp tỷ giá xuống thấp hơn, đường SMA 20 ngày có thể giữ vai trò hỗ trợ.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PESO
Câu chuyện tương tự đối với đồng Peso của Philippines. USD/PHP đã tăng 2.48% vào tuần trước, hiệu suất tốt nhất kể từ tháng 11 năm 2010. Do đó, tỷ giá đã bứt phá qua mức đỉnh của năm 2005. Cặp tiền cũng đã vượt lên mức mở rộng Fibonacci 61.8% tại 58.4106, và đang chờ đợi ngay dưới mức 78.6% tại 59.3106. Kháng cự tiếp theo sẽ nằm tại mức 100% ở 60.457. Phân kỳ RSI âm đang tồn tại. Đường SMA 20 ngày đang là hỗ trợ chính.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PESO RUPIAH
Dollar Mỹ có mức tăng tương đối hạn chế so với đồng Rupiah của Indonesia. Tuy nhiên, USD/IDR đóng cửa trên mức đỉnh của tháng 7 là 15030. Tuy nhiên động thái này vẫn chưa được xem là bứt phá được kháng cự 15030. Kháng cự tiếp theo sẽ nằm tại Fibonacci 78.6% ở mức 15145.53. Phân kỳ RSI tiêu cực cảnh báo rằng đà giảm có thể xuất hiện. Trong trường hợp như vậy, đường SMA 20 ngày có thể giữ vai trò hỗ trợ.
Daily FX