Nước Anh và cái giá phải trả cho việc trốn tránh những vấn đề trong nhiều thập kỷ

Nước Anh và cái giá phải trả cho việc trốn tránh những vấn đề trong nhiều thập kỷ

Nguyễn Hà Trang

Nguyễn Hà Trang

Junior Analyst

01:09 18/08/2022

Từ khủng hoảng khí hậu đến nước và năng lượng, nước Anh đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp do sự thất bại chính trị.

Theo tờ Economist, nước Anh hiện dường như đang trong trạng thái đình trệ. Còn theo Financial Times cũng ngụ ý rằng đất nước này đang dần rạn nứt, tờ Daily Telegraph thậm chí còn giật dòng tít về “sự sụp sổ sắp tới của nước Anh”.

Tất cả những kết luận trên đều đến từ tình hình lúc này tại Anh: chi phí hóa đơn tăng vọt, ngành đường sắt rơi vào khủng hoảng, hạn hán tồi tệ hơn do tình hình hạ tầng xuống cấp và một lần nữa Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) đứng trên bờ vực sụp đổ. Đây là những vấn đề mà vương quốc Anh không thể tiếp tục ngó lơ. Những cuộc khủng hoảng gần đây như Covid-19, Brexit, hay cuộc chiến Ukraina và tình hình khẩn cấp về khí hậu đã phơi bày những thất bại của Anh trong nhiều thập kỉ.

Việc đưa ra dự đoán về khủng hoảng chỉ khiến càng nhấn mạnh vấn đề tồn đọng tại nước Anh đó chính là việc thiếu các kế hoạch đầu tư lâu dài và tư duy hoạch định cho tương lai. Bên cạnh đó, đôi khi các mô hình kinh tế vượt trội được đưa ra lại không hề hữu ích trong chính cuộc sống hàng ngày.

Như vậy, những kinh nghiệm tinh túy của Anh dường như đang mắc kẹt và không hề giúp ích trong việc giải quyết vấn đề ngành đường sắt, điển hình như tình hình thiếu nhân viên xe lửa.

Năm 2018, báo cáo từ Hội đoàn đại diện cho các công đoàn Anh (TUC) cho thấy tỷ trọng đầu tư công và tư nhân trên thu nhập quốc dân của Anh xếp thứ 34 trên tổng số 36 quốc gia trong báo cáo, chỉ cao hơn Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Trong 40 năm cho đến 2019, khoản đầu tư cố định vào Anh đạt trung bình 19% GDP, thấp nhất trong nhóm G7. Hiện tại, đầu tư kinh doanh tại Anh vẫn thấp hơn khoảng 9% so với mức trước đại dịch Covid. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng quốc gia đã thất bại hai lần: lần đầu tiên là khi các dự án này thuộc nhà nước sở hữu và thất bại do sự keo kiệt của người trong chính phủ, sau đó khi dự án được tư nhân hóa thì phát sinh vấn nạn bóc lột, siết chặt lao động và quá theo đuổi mục tiêu lợi nhuận.

Tình hình hạ tầng cung cấp nước là một minh chứng rõ ràng. Các đường ống, hồ chứa, và các công trình xử lý từng thuộc sở hữu và điều hành bởi các chính quyền đại phương, nhưng hiện nay thuộc sở hữu bởi một nhóm lợi ích hỗn độn gồm tập đoàn Malaysia có tên là YTL Corporation, ngân hàng quốc doanh của Na Uy và JP Morgan Asset Management. Hậu quả của nó thì thật điên rồ: từ năm 1991 đến năm 2019, mức cổ tức cổ đông được trả lên tới 57 tỷ bảng Anh - gần bằng một nửa số tiền các công ty nước chi ra để duy trì và cải thiện cơ sở hạ tầng.

Cuối tuần trước, báo cáo được đưa ra về việc bộ trưởng đe dọa sẽ tăng thuế các nhà máy phát điện, nếu họ không sử dụng khoản lợi nhuận tăng thêm để đầu tư vào năng lượng xanh thay vì dùng để trả cổ tức – câu chuyện một lần nữa nhấn mạnh căng thẳng giữa lợi ích cổ đông trong ngắn hạn và lợi ích đất nước dài hạn.

Trao thưởng hàng năm cho ban điều hành cũng là một vấn đề tương tự. Tại nền kinh tế tiêu dùng, kết quả cho thấy sự tồi tệ, trong khi nhân viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lợi nhuận nhưng không được trả lương xứng đáng mà thay vì đó là trả cho ban lãnh đạo.

Hệ thống chính trị hiện tại gần như không làm được gì khi các cuộc bầu cử chỉ diễn ra vài năm một lần và các vị thủ tướng thứ tư kể từ năm 2016 đến nay, tại các cuộc đối thoại quốc gia hiếm khi bàn bạc đến việc lập kế hoạch, chi tiêu cho tương lai. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn bởi sự ngu ngốc đến từ hệ thống chính quyền hai đảng, dựa trên ý tưởng xây dựng hai trường phái đối lập, và được hỗ trợ bởi chủ nghĩ bảo thủ Thatcher - dưới sự tài trợ của các nhà giao dịch trái phiếu, chuyên gia quản lý quỹ - luôn có ác cảm với bất kì đề xuất nào liên quan đến việc nhà nước nên tăng cường chi tiêu.

Dường như vấn đề lớn nhất chính là hệ thống chính trị quá tập trung: chính phủ Anh quá tải không thể giải quyết các nhu cầu đầu tư đến từ nhiều khu vực khác nhau trên khắp đất nước, bên cạnh đó là tư duy quá tiết kiệm của bộ Tài chính.

Câu chuyện gì sẽ tiếp diễn khi người kế nghiệm Boris Johnson lên nắm quyền đang là một câu hỏi thú vị. Mức đầu tư hiện tại cho khu vực công dù đã tốt hơn so với thời kì thắt lưng buộc bụng, tuy nhiên, nó vẫn chưa thể giúp nước Anh đáp ứng cho những trường hợp khẩn cấp. Hầu hết các tư tưởng lớn cho rằng: các thành phố lớn nên phát triển hệ thống giao thông hiện đại, nhưng những điều này sẽ không đi đến đâu nếu thiếu sự cho phép của chính phủ, và dường như những ý tưởng này bị mắc kẹt, tình hình hạ tầng vẫn sẽ như cũ.

Ở phía bên kia của Hạ viện, phe đối lập có những ý tưởng tốt hơn khi chứng kiến ​​cam kết đầu tư 28 tỷ bảng một năm cho khí hậu của đảng Lao động. Tuy nhiên, đảng của Keir Starmer hầu như không cảm thấy có đủ tự tin rằng nước Anh có thể thoát ra khỏi chủ nghĩa ngắn hạn hiện tại và bác bỏ việc quốc hữu hóa các công ty năng lượng do chi phí bỏ ra quá lớn.

Nhiều người ủng hộ một nền chính trị tiến bộ sẽ giúp kinh tế hoạt động tốt hơn, họ sẽ chấp nhận sự liên minh và đồng thuận thay vì từ chối. Trường hợp cho một cách làm việc đa nguyên hơn là tất cả cùng nhận thức dài hạn và sự thay đổi lâu dài này đòi hỏi một nền chính trị khác. Trừ khi nó xảy ra, nếu không các cuộc khủng hoảng về nhà ở, nước, năng lượng và tất cả những thứ còn lại tại Anh vẫn sẽ tiếp diễn.

The Guardian

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ

Trái ngược với kỳ vọng về sự suy yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed, cả USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đều phục hồi trở lại trong tháng 10. Điều này có thể do hai yếu tố chính. Thứ nhất, các chỉ số hoạt động kinh tế, lạm phát và thị trường lao động của Mỹ mạnh mẽ hơn dự kiến. Thứ hai, các nhà đầu tư bắt đầu định giá khả năng chiến thắng cao hơn của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Việc thị trường tiền điện tử hoạt động 24/7 mang lại lợi thế cho các nhà giao dịch, do thị trường tài chính truyền thống ở Mỹ sẽ đóng cửa trong quá trình kiểm phiếu lần đầu. Mặc dù tính chất này của thị trường truyền thống hạn chế đi sự rủi ro, nhưng nó cũng hạn chế đi cơ hội sinh lời bởi thị trường có thể biến động mạnh theo kết quả của cuộc bầu cử.
Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Không khí căng thẳng đang lên đến đỉnh điểm trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Để phân tích chuyên sâu về diễn biến thị trường lãi suất dưới kịch bản Trump hoặc Harris đắc cử, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng triết lý chính sách đặc trưng của mỗi ứng viên, cùng những ảnh hưởng tiềm tàng đến ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chính sách tài khóa.
Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng

Sự không chắc chắn của cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể lên các loại tài sản. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích phản ứng tiềm năng của tỷ giá EUR/USD dưới các kịch bản bầu cử khác nhau. Trước cuộc bầu cử, thị trường sẽ có nhiều thông tin để giao dịch với một loạt dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ được công bố trong tuần này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ