Oxford Economics: Cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo có thể sắp xảy ra

Oxford Economics: Cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo có thể sắp xảy ra

22:56 27/09/2020

Mối lo ngại trước nguy cơ khủng hoảng tín dụng gây ảnh hưởng xấu đến chỉ số niềm tin kinh doanh, đồng thời khiến các ngân hàng phải lo lắng.

Bạn cho rằng sắp tới xác suất xảy ra khủng hoảng tài chính là bao nhiêu? Tháng này, nhóm nghiên cứu tại Oxford Economics đã khảo sát 162 doanh nghiệp trên toàn cầu về vấn đề trên. Tính trung bình thì câu trả lời là 20% trong vòng hai năm tới.

Tỉ lệ này cao gấp đôi tỉ lệ người có nhận thức về nguy cơ bùng nổ dịch Covid-19 trên toàn cầu lần hai, và đáng buồn thay, bằng với khả năng xuất hiện sớm một loại vaccine có hiệu quả.

Nỗi lo lắng của người dân đã gây ra những hậu quả rõ ràng: trong khảo sát tháng này của Oxford, niềm tin kinh doanh bị đẩy xuống còn tệ hơn so với những số liệu chính thức. Jamie Thompson, chuyên gia kinh tế đứng đầu cuộc khảo sát cho biết: “Phân tích cho thấy nguyên nhân kinh tế ảm đạm phần lớn đến từ những mối lo về khủng hoảng tài chính”

Đây là điều các nhà đầu tư quan tâm, ngay cả khi vấn đề không nằm ở nguy cơ bùng nổ khủng khoảng tài chính ngay bây giờ (hoặc ít nhất không đến nỗi giật gân như năm 2008). Có ít nhất 2 yếu tố giảm thiểu rủi ro.

Đầu tiên, Fed và các ngân hàng trung ương khác khẳng định họ sẽ làm "bất cứ điều gì nếu"(lời hứa của Mario Draghi năm 2012), để giữ khả năng hoạt động của thị trường xuyên suốt đại dịch. Minh chứng là những gì xảy ra vào tháng 3 vừa qua: Fed đã lao vào hỗ trợ thanh khoản khi đứng trước tình hình đóng băng của thị trường chứng khoán Mỹ.

Thứ hai, lần này, các ngân hàng không phải là nguồn cơn gây ra cú sốc kinh tế 2020. So với năm 2008, việc vốn hóa các ngân hàng cũng chuyển biến tích cực ở cả Mỹ và trên hầu hết châu Âu. “Trước khi bước vào khủng hoảng, sức khoẻ ngành ngân hàng của Mỹ rất tốt, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thực hiện những động thái quan trọng nhằm giúp tăng cường khả năng phục hồi cho các ngân hàng,” Randal Quarles - một quan chức cấp cao của Fed cho biết. Hay, theo như Morningstar - một nhóm dữ liệu tài chính: “Lần này, với hệ thống tài chính Hoa Kỳ, rủi ro mất khả năng thanh khoản và khủng hoảng về vốn có vẻ thấp hơn nhiều”.

Tuy nhiên, sự khác biệt ở chỗ: khủng hoảng tài chính không phải lúc nào cũng đập vào mắt rõ ràng như những gì diễn ra sau sự sụp đổ của Lehman Brothers. Đôi khi những căng thẳng tài chính vận động ngầm và khó nắm bắt hơn. Những người muốn tách bạch có thể sẽ phân vân rằng tình trạng đó có đủ để coi là “ khủng hoảng” không. Nhưng, điểm mấu chốt ở đây là căng thẳng kéo dài có thể khiến nền kinh tế suy nhược trầm trọng, như những người trả lời cuộc khảo sát của Oxford hẳn đã biết.

Carmen Reinhart, chuyên gia kinh tế cao cấp của World Bank, lưu ý: Một vấn đề đe dọa ngành tài chính nằm ở đòn bẩy tại nhiều tổ chức đã cao ngất ngưởng, ngay cả trước khi xảy ra dịch Covid-19. “Nếu để ý các lỗ hổng trong lĩnh vực tài chính, về lâu dài, kinh tế rất khó tránh khỏi cảnh sa sút”

Thêm vào đó, hiện vẫn chưa tính toán được số liệu cuối cùng về thiệt hại tín dụng do dịch Covid-19 gây ra, bởi đại dịch vẫn đang tiếp tục hoành hành, và nhất là khi chính sách hạn chế tín dụng quy mô lớn đã che đậy đi nhiều thiệt hại. Hyun Song Shin, kinh tế trưởng của Bank for International Settlements, cho biết: “Ngay cả khi các ngân hàng không phải là nguyên do gây ra cuộc khủng hoảng, họ cũng không thể bình an vô sự thoát thân. Giai đoạn hiện nay – giai đoạn khủng hoảng về thanh khoản tức thời của khủng hoảng tài chính đang dần nhường chỗ cho giai đoạn khủng hoảng về khả năng thanh toán, và các ngân hàng chắc chắn sẽ là người gánh đòn này”.

Các ngân hàng lớn của Mỹ đã tăng dự trữ để đối phó với vấn đề trên. Nhưng bà Reinhart lo ngại về những ngân hàng tại các nước như Ấn Độ và Ý còn chưa kịp chuẩn bị. Hơn nữa, lãi suất quá thấp hiện đang ăn mòn lợi nhuận của ngân hàng.

Một vấn đề khác đến từ việc thiếu tiền lệ lịch sử khiến khó mô hình hóa rủi ro tương lai. “Các cuộc khủng hoảng thường phát sinh từ chu kỳ kinh tế suy thoái – hưng thịnh và các nhà đầu tư cũng biết rằng chu kỳ đó sẽ diễn ra kiểu gì. Nhưng lần này thì khác”. Bà Reinhart nói thêm. Bởi hoạt động tài chính ngày càng đi qua khu vực phi ngân hàng nhiều hơn - thông qua thị trường vốn, nguy cơ sẽ nảy sinh những tình huống xấu khó được lường trước.

Chẳng hạn, nguyên nhân dẫn đến đợt đóng băng trái phiếu kho bạc Mỹ vào tháng 3 là từ các hedge fund – nơi các nhà quản lý biết được ít hơn so với các ngân hàng. Nếu hoặc khi lãi suất tăng, nhiều cú sốc như thế có thể xuất hiện. Như trong tuần này Deutsche Bank đã thông báo với khách hàng rằng họ "nhận thấy nguy cơ tài chính gián đoạn ngày càng lớn do gia tăng việc định giá quá cao tài sản và mức nợ đang nhiều lên.”

Đương nhiên, sự gián đoạn kiểu này có thể không đáng để giật tít, bởi hiện nay có quá nhiều mối lo đang ập tới xứng để viết bài hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần nhớ rằng: nếu bên cho vay phản ứng trước sự gia tăng âm thầm của các khoản nợ xấu và nhất là lo sợ về nguy cơ trong tương lai - thì các điều kiện tín dụng sẽ bị thắt chặt, bất chấp mọi chính sách từ ngân hàng trung ương.

Ông Shin nhận xét: “Các cuộc khảo sát đã vạch ra tình hình thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đáng kể”. Hoặc theo như bà Reinhart: "Một cuộc khủng hoảng tín dụng rất có thể sẽ xảy ra." Vì vậy không có gì lạ khi Oxford ghi nhận tình trạng lo âu về tài chính đang đầu độc niềm tin kinh doanh; hoặc triển vọng phục hồi kinh tế theo mô hình chữ V ngày càng thấp.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ