Phải chăng Fed đang tìm cách che giấu tình trạng lạm phát?
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Nhà đầu tư không bị hoảng loạn trước những động thái mới của Fed là bởi ngân hàng trung ương Mỹ đã thiết lập một “mạng lưới an toàn” cho các thị trường tài chính.
Theo tạp chí Eurasia Review, phát biểu tại cuộc họp chính sách ở Jackson Hole vào ngày 27/8, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, ông ủng hộ việc “giảm dần” chương trình mua tài sản vào cuối năm nay và việc tăng lãi suất chưa thể sớm xảy ra.
Thuật ngữ "giảm dần" có nghĩa là ngân hàng trung ương giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng và kìm hãm sự gia tăng số lượng tiền hàng tháng tương ứng. Nói cách khác, ngay cả khi cắt giảm việc mua trái phiếu, Fed vẫn sẽ có số dư USD mới in, nhưng ở mức độ thấp hơn trước. Điều này có nghĩa là tình trạng này sẽ vẫn gây ra lạm phát tiền tệ, nhưng ít hơn trước.
Thị trường tài chính không bị hoảng loạn trước thông báo của Fed rằng họ có thể nới lỏng chút ít sự kiểm soát. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn đang giao dịch ở mức tương đối thấp khoảng 1,3%, trong khi đó chỉ số chứng khoán S&P 500 dao động quanh mức cao kỷ lục. Lý giải nguyên nhân vì sao các nhà đầu tư không quá lo lắng trước động thái này, đó là do Fed thiết lập một “mạng lưới an toàn” cho các thị trường tài chính.
Do hậu quả của cuộc khủng hoảng phong tỏa đất nước mang màu sắc chính trị đầu năm 2020, các nhà đầu tư lo ngại về sự sụp đổ của hệ thống kinh tế và tài chính. Đặc biệt, thị trường tín dụng trở nên "điên cuồng". Chi phí đi vay tăng vọt do phí bảo hiểm rủi ro tăng mạnh. Thanh khoản thị trường cạn kiệt, gây áp lực lớn lên các khách hàng đang cần vốn vay.
Tuy nhiên, điều này diễn ra không lâu trước khi Fed cho biết, họ sẽ bảo lãnh thị trường tín dụng và sẽ mở các “chốt” tiền tệ, phát hành tất cả số tiền cần thiết để tài trợ cho các cơ quan chính phủ, ngân hàng, quỹ đầu tư và doanh nghiệp. Thông báo của Fed giúp thị trường tín dụng bình tĩnh trở lại. Dòng tín dụng bắt đầu lưu chuyển trở lại và các lỗi hệ thống được ngăn chặn.
Trên thực tế, việc Fed tạo ra một mạng lưới an toàn không có gì mới. Mạng lưới này có lẽ được biết đến nhiều hơn với cái tên “Greenspan put” (nghĩa là chính sách giảm lãi suất để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường). Trong sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1987, Chủ tịch Fed lúc đó là ông Alan Greenspan hạ lãi suất một cách đáng kể để giúp giá cổ phiếu phục hồi, và điều này đặt ra tiền lệ rằng Fed sẽ đến "giải cứu" trong các cuộc khủng hoảng tài chính.
Sự thật là hệ thống đồng tiền giấy USD của Mỹ hiện phụ thuộc hơn bao giờ hết vào việc Fed cung cấp đủ dòng tiền cơ sở cho các ngân hàng thương mại. Do mức nợ quá cao trong hệ thống, Fed phải cố gắng hết sức để giữ lãi suất thị trường ở mức thấp.
Để đạt được điều này, Fed có thể giảm lãi suất cấp vốn ngắn hạn, điều này quyết định chi phí cấp vốn của các ngân hàng cũng như lãi suất cho vay của ngân hàng. Hoặc Fed có thể mua trái phiếu. Bằng cách tạo ảnh hưởng đến giá trái phiếu, ngân hàng trung ương sẽ tác động đến lợi suất trái phiếu và với tình trạng độc quyền của mình, Fed có thể in ra số USD mà họ cần vào bất kỳ thời điểm nào.
Hoặc Fed có thể nói rõ với các nhà đầu tư rằng họ sẵn sàng đối phó với mọi hình thức khủng hoảng hay họ sẽ cứu trợ hệ thống “bất kể giá nào”. Cứ cho là một lời hứa như vậy được coi là đáng tin cậy theo quan điểm của cộng đồng thị trường tài chính.
Trong trường hợp đó, lãi suất và phí bảo hiểm rủi ro sẽ duy trì ở mức thấp một cách thần kỳ mà không có bất kỳ hoạt động mua trái phiếu nào từ phía Fed. Và không quá lời khi nói rằng việc đặt một mạng lưới an toàn đối với hệ thống có lẽ đã trở thành công cụ chính sách mạnh mẽ nhất của Fed. Việc thiết lập mạng lưới này sẽ cho phép Fed duy trì hệ thống đồng tiền giấy nổi.
Yếu tố quan trọng trong tất cả những điều này là tỷ lệ lãi suất. Theo như lý thuyết chu kỳ kinh doanh tiền tệ của Áo, việc hạ lãi suất một cách giả tạo sẽ tạo ra một chuyển động bùng nổ và điều này sẽ phá sản nếu lãi suất tăng. Ngân hàng trung ương càng thành công trong việc đẩy lãi suất xuống thì càng có khả năng duy trì sự bùng nổ lâu hơn.
Điều này giải thích tại sao Fed rất muốn bác bỏ các quan điểm yêu cầu tăng lãi suất sớm bất cứ lúc nào. Việc cắt giảm mua trái phiếu không nhất thiết sẽ dẫn đến áp lực tăng lãi suất ngay lập tức nếu các nhà đầu tư sẵn sàng mua trái phiếu, Fed không còn muốn mua nữa hay nếu nguồn cung trái phiếu giảm.
Nhưng liệu có khả năng là các nhà đầu tư sẽ tiếp tục mua trái phiếu Mỹ? Một mặt, họ có lý do chính đáng để tiếp tục mua trái phiếu. Các nhà đầu tư có thể chắc chắn rằng trong thời điểm khủng hoảng, họ sẽ có cơ hội bán chúng cho Fed với giá hấp dẫn; và rằng bất kỳ đợt giảm giá trái phiếu nào sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì Fed sẽ nhanh chóng ra tay giải cứu.
Mặt khác, các nhà đầu tư yêu cầu một mức lãi suất thực dương đối với các khoản đầu tư của họ. Dòng tiền thông minh sẽ nhanh chóng được rút ra nếu lãi suất danh nghĩa liên tục ở mức quá thấp và lạm phát kỳ vọng tiếp tục quá cao. Việc bán tháo sau đó trên thị trường trái phiếu sẽ buộc Fed phải can thiệp để ngăn lãi suất tăng.
Nếu không, như nói trước đó, lãi suất tăng sẽ làm sụp đổ của “tháp nợ” và kéo theo sự sụp đổ của sản lượng và việc làm. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Fed đang làm bất cứ điều gì có thể để che giấu hậu quả lạm phát của chính sách của mình với công chúng.
Lạm phát giá hàng tiêu dùng tăng mạnh đang được coi là "tạm thời"; lạm phát giá tài sản được cho là nằm ngoài nhiệm vụ của chính sách và có ấn tượng rằng giá cổ phiếu, nhà ở và bất động sản tăng không thể hiện lạm phát. Trong khi đó, sự gia tăng cung tiền - nguyên nhân sâu xa của lạm phát giá hàng hóa - hầu như không được đề cập đến.
Tuy nhiên, một khi mọi người bắt đầu mất niềm tin vào sự sẵn sàng của Fed và khả năng giữ cho lạm phát hàng hóa ở mức thấp, thì giải pháp “mạng lưới an toàn” sẽ gặp thử thách. Nếu Fed sau đó quyết định giữ lãi suất ở mức thấp một cách giả tạo, thì họ sẽ phải in thêm tiền để trả số nợ ngày càng tăng và phát hành số tiền ngày càng lớn.
Điều này sẽ làm tăng lạm phát giá hàng hóa và việc bán tháo trái phiếu. Một vòng xoáy đi xuống bắt đầu, dẫn đến sự mất giá nghiêm trọng của tiền tệ. Nếu Fed ưu tiên giảm lạm phát, Fed phải tăng lãi suất và kiểm soát tốc độ tăng cung tiền. Điều này rất có thể sẽ kích hoạt một cuộc suy thoái nghiêm trọng, có khả năng là đợt suy thoái lớn nhất trong lịch sử.
Trong bối cảnh đó, thật khó để thấy làm thế nào chúng ta có thể tránh được kịch bản đồng USD giảm giá và kinh tế suy thoái. Có khả năng cao là tình trạng lạm phát sẽ xảy ra trước, sau đó là một đợt sụt giảm sâu. Do lạm phát thường được coi là đỡ bất lợi hơn so với bị suy thoái, nên giới chức trách sẽ muốn phát hành tiền mới để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng, chứ không muốn để cho các doanh nghiệp sụp đổ và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, ít nhất là khi họ vẫn coi tỷ lệ lạm phát là tương đối thấp.
Tuy nhiên, có một giới hạn đối với các tính toán của Fed. Giới hạn này xảy ra khi mọi người bắt đầu không tin tưởng vào đồng tiền của ngân hàng trung ương và bắt đầu bán phá giá vì cho rằng lạm phát hàng hóa bắt đầu vượt tầm kiểm soát.
Link gốc tại đây.
Theo NDH