Theo Chiến lược gia Andrew Adams, biểu đồ daily của chỉ số S&P 500 đang xuất hiện mô hình "bearish flag", có nguy cơ đẩy S&P 500 xuống vùng 3,100 điểm.
Xu hướng trong ngày đối với EUR/USD vẫn là trung lập và triển vọng dài hạn cũng không thay đổi. Cặp này có thể tiếp tục tăng khi vùng hỗ trợ 1.1754 được giữ vững.
Tỷ giá GBP/USD giao dịch xung quanh 1.2830 vào đầu phiên giao dịch châu Á sáng thứ Ba. Điều này được dẫn dắt bởi khả năng đảng Bảo Thủ sẽ “đạp tan” những nỗ lực nhằm chặn Dự luật thị trường nội bộ (IMB) của đảng Lao Động.
Bảng Anh rất có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực khi thời hạn chót cho thỏa thuận Brexit vào cuối tháng 10 đang đến gần, trong khi chưa hề có dấu hiệu thỏa hiệp của hai bên cho tới thời điểm này
Cho đến nay, tháng 9 đã mang lại một chút hy vọng cho phe mua USD, vì đồng tiền tiền này cuối cùng đã gặp được một số yếu tố hỗ trợ có thể ngăn chặn đà suy yếu của nó. Khu vực hợp lưu này đã thể hiện độ chắc chắn vào ngày đầu tiên của tháng 9; và kể từ đó, phe bán đã không thể tìm được đáy nào mới.
Đồ thị XAU/USD cho thấy giá vàng đang hoàn thiện mô hình tam giác ABCDE (màu xanh lá cây). Theo đó, giá có thể hoàn thành sóng 4 điều chỉnh (màu xanh nước biển) và bắt đầu một xu hướng tăng. Vậy đâu là ngưỡng cần bứt phá để xác nhận cho xu hướng này?
GBP/USD vẫn biến động nhẹ quanh mức 1.3000 trong phiên giao dịch Châu Á sáng nay. GBP/USD đã bật lên từ mức đáy 1.2885 vào ngày hôm qua, trong khi chỉ báo MACD đang cho tín hiệu rằng đà phục hồi sẽ còn tiếp diễn.
Đồng Dollar đã suy yếu trong phiên giao dịch ngày thứ Tư và đánh dấu ngày giảm đầu tiên cho chỉ số DXY trong tháng này. Phe mua USD tạm nghỉ, khiến price action của DXY giảm xuống thấp hơn trong khi tâm lý thị trường được cải thiện sau đợt bán tháo gần đây ở các chỉ số chứng khoán lớn. Đồng Dollar có xu hướng tăng trong thời kỳ lo ngại rủi ro bởi vì đồng tiền dự trữ thế giới này thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn hàng đầu.