Siêu chu kỳ hàng hóa sẽ gặp bài kiểm tra quan trọng trong quý tới
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Chủ đề siêu chu kỳ tăng giá của hàng hóa sẽ phải đối mặt với ngã rẽ quan trọng trong quý tới. Những mức tăng đáng kinh ngạc của năm qua được cho là có khả năng tăng tốc trở lại, nhưng tốc độ quá nhanh cũng sẽ mang đễn rủi ro khiến cả xu hướng bị lung lay.
Chỉ số Bloomberg Commodity Spot Index tăng ~7% kể từ ngày 31 tháng 12, hướng tới 4 quý tăng liên tiếp. Đó là một hiện tượng tương đối hiếm - chỉ có 12 nhịp tăng kéo dài ít nhất là lâu như vậy, và 5 trong số đó đã tàn lụi ở giai đoạn tương tự, dựa trên dữ liệu từ năm 1960.
Đà gia tăng cũng nổi bật trên cơ sở biên độ tuyệt đối - chỉ số này đã tăng hơn 50% kể từ cuối quý 1 năm 2020. Trong số 12 nhịp tăng được trích dẫn, đây là mức tăng lớn thứ 6 - và 5 nhịp tăng đã đánh bại lần này đều kéo dài ít nhất 7 quý.
Chỉ số này thấp hơn khoảng 20% so với mức đỉnh của năm 2011, trong bối cảnh các gói kích thích tài khóa và tiền tệ chưa từng có trong lịch sử. Điểm quyết định cho nhịp tăng giá này đã đến gần.
Quý tới có khả năng chứng kiến một nhịp tăng mới trên thị trường hàng hóa khi chuỗi cung ứng vắc-xin hoạt động hiệu quả giúp thúc đẩy sự lạc quan trên thị trường.
Tác động của mùa hè ở Bắc bán cầu đối với chi tiêu và virus cũng làm lệch hướng triển vọng, cũng như các kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Biden
Mối đe dọa lớn nhất đối với thị trường hàng hóa có khả năng đến từ sự hưng phấn quá mức. Các nhịp điều chỉnh giảm từ đây có khả năng sẽ được coi là cơ hội buy on dip trừ khi một đợt đại dịch bùng phát mới khiến làm dấy lên nghi ngờ về tính hiệu quả của vắc-xin.
Mặc dù tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ chậm lại đáng kể vào cuối năm khi giai đoạn phục hồi sau đại dịch lắng xuống, nhưng động lực đó có lẽ sẽ không bắt đầu xuất hiện sớm nhất cho đến Quý 3.
Trong khi đó, hàng hóa tăng giá mạnh có nguy cơ làm tăng kỳ vọng lạm phát đủ cao để các nhà hoạch định chính sách phải vội vàng thu lại các biện pháp kích thích tài khóa và kìm hãm hoạt động kinh tế.
Nhìn vào cách mà quặng sắt hiện đang hướng tới quý giảm đầu tiên trong 4 quý gần đây khi Trung Quốc duy trì thiên hướng thắt chặt chính sách khi nền kinh tế sớm phục hồi của nước này làm gia tăng lo ngại về bong bóng trong và ngoài nước.
Dầu thô là trường hợp đặc biệt, bởi vì giá càng cao và tốc độ tăng càng nhanh, thì các nhà sản xuất càng có nhiều khả năng nới lỏng hạn chế nguồn cung và hạn chế đà phục hồi của giá dầu.
Những nhà đầu cơ hàng hóa cần hy vọng rằng quý tới sẽ chứng kiến giá cả tăng một cách bền vững chứ không phải là “hung phấn một cách thái quá”.
Garfield Reynolds, Bloomberg