Sự can thiệp của Nhật Bản có thể sẽ khá tĩnh lặng
Lê Nhật Thanh
Junior Analyst
Sự can thiệp có thể trở nên bớt ồn ào hơn thay vì biến mất hoàn toàn.
Như Jeffries giải thích, các ngân hàng địa phương của Nhật Bản đã “bán mạnh” USD trên nền tảng EBS - một phương pháp khác với việc can thiệp bằng các giao dịch trực tiếp đến từng ngân hàng. Hành động này được đưa ra, có thể đã được thiết lập sẵn, vào ngày Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thay đổi lãi suất chính sách ngay cả khi áp lực lạm phát gia tăng. Các quốc gia khác không tham gia vào sự can thiệp, vì vậy Bộ Tài chính đang hành động theo cách của riêng mình.
Điều đó mở ra khả năng can thiệp lén lút liên tục của chính quyền Nhật Bản (thông qua các lệnh đặt trực tiếp trên sàn) thay vì các hành động táo bạo được thực hiện vào thứ Năm. Vấn đề này còn phụ thuộc vào mức độ cấp thiết của việc hạn chế việc bán đầu cơ đồng yên mà không cần sự tham gia của nước ngoài. Tuy nhiên, việc mua đồng yên đang diễn ra có thể cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến dữ trữ ngoại hối, bao gồm cả các trái phiếu Kho bạc. Điều này đưa Nhật Bản vào danh sách các quốc gia có cuộc chiến tranh tiền tệ ngược - ít nhất là cho đến khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nâng lãi suất chính sách.
Tin tốt cho Bộ Tài chính là sự biến động của đồng yên đang giảm bớt, độ lệch ngắn hạn (short-dated skewness) cũng hỗ trợ cho các quyền chọn mua đồng yên và giới trader nhận thấy đồng yên sẽ tăng trong vài ngày nữa. Tin xấu là dự trữ quốc gia đang bị thu hẹp do bị bán ra hoặc giảm giá trị.
Cùng với đó, Nhật Bản cũng không thể kiểm soát hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Sự kết hợp giữa lợi suất đồng dollar tăng và đồng tiền Trung Quốc thấp đã đẩy điểm kỳ hạn CNH xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Nếu các đồng tiền châu Á khác bị đè nặng bởi các giao dịch carry trade thì đồng yên cũng không tránh khỏi thảm cảnh như vậy.
Robert Fullem - FX Strategist, New York