Sự lạc quan "cứng đầu" với kinh tế Trung Quốc

Sự lạc quan "cứng đầu" với kinh tế Trung Quốc

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:12 09/07/2021

Sau một thập kỷ trực tiếp sinh sống tại đây, một nhà báo giữ vững sự lạc quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

Sau một thập kỷ trực tiếp sinh sống tại đây, một nhà báo giữ vững sự lạc quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.
Sau một thập kỷ trực tiếp sinh sống tại đây, một nhà báo giữ vững sự lạc quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

Hãy tưởng tượng khoảnh khắc bạn bắt một chiếc taxi ở thành phố Quý Dương thuộc vùng tây nam Trung Quốc. Khi hỏi tài xế đưa bạn đến quận mới, tài xế hỏi lại bạn “quận mới “mới” hay quận mới “cũ”?” Có vẻ như quận mới “cũ”, nơi 7 năm trước đây là một thành phố bỏ hoang đầy rẫy những cao ốc không bóng người, giờ đây đã trở thành một đô thị phồn hoa.

Một lý do tại sao các nhà báo nên gắn bó lâu dài với một đất nước là sự khiêm nhường họ nhận lại. Những định kiến dù bảo thủ tới đâu cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Điều này đúng với nhiều nơi, nhưng lại càng đúng hơn khi nói về một nơi phức tạp như Trung Quốc.

Đây không phải là lời thú tội về việc quá tiêu cực. Đã từng có lúc ta quá lạc quan về khả năng sẵn sàng thay đổi của Trung Quốc. Khi cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo nói trong năm 2007 rằng kinh tế Trung Quốc “không ổn định và không cân bằng” - có vẻ như lãnh đạo nước này đang nhận ra vấn đề và sẵn sàng hành động. Tuy nhiên sau đó nền kinh tế lại càng bất ổn, dẫn tới chứng khoán lao dốc vào năm 2015. Và hiện tại, nó cũng đang mất cân bằng hơn bao giờ hết, khi đầu tư vượt xa tiêu thụ. Dù vậy, không thể chối cãi rằng Trung Quốc đã làm rất tốt trong mảng kinh tế trong suốt một thập kỷ qua. Làm thế nào để đánh giá được chính xác, khi với hàng loạt dự báo suy thoái, kinh tế Trung Quốc lại tăng gấp đôi trong thời gian này?

Một phản bác thường thấy là thành công của Trung Quốc chỉ là ảo tưởng - chính phủ Trung Quốc đã trì hoãn việc kinh tế suy thoái do nợ quá cao. Có lẽ cách an toàn nhất là nếu kinh tế chậm lại, Trung Quốc sẽ triển khai thêm nhiều dự án hạ tầng mới và vay thêm tiền từ ngân hàng. Và nếu những dự án và khoản vay này thất bại, các quan chức sẽ không phải lo về cứu trợ hay chuyển giao đầu tư.

Việc Trung Quốc có thể tham gia vào các dự án lớn như vậy cũng là một thước đo thành công. Chính phủ có thể dựa vào các ngân hàng với lợi nhuận khổng lồ. Biểu hiện của một nền kinh tế đang thấu chi - lạm phát cao, thất nghiệp tràn lan và khủng hoảng doanh nghiệp - có tồn tại ở một số nơi, nhưng chỉ là ngoại lệ. 

Điều này càng rõ ràng khi ta đi từ Bắc Kinh sang Thượng Hải. Mỗi thành phố có sức quyến rũ riêng, nhưng Thượng Hải phô ra một bức tranh kinh tế khởi sắc hơn. Những tập đoàn công nghệ tại Hàng Châu, những công ty xuất khẩu tại Vô Tích, tới những doanh nhân đầy tham vọng tại Ôn Châu, cho thấy trong gần 10 năm chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, hai yếu tố chèo lái kinh tế vẫn là: cạnh tranh gay gắt trong mảng tư nhân, và giấc mơ đổi đời của hàng triệu người dân Trung Quốc.

Ngày nay, nói tốt về kinh tế Trung Quốc thường đi cùng với những lời chỉ trích, do Đảng Cộng sản Trung Quốc liên tục khẳng định rằng tốc độ tăng trưởng kỷ lục là do hệ thống chính trị vượt bậc. Điều này không hề sai, khi Trung Quốc liên tục phát triển hạ tầng của mình từ năm 1990.

Để phản hồi lại sự khoe mẽ này, thay vì phủ nhận những thành tựu của Trung Quốc, hãy nói với họ về “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những quốc gia đi đầu trong việc áp chế tài chính để thu hút đầu tư, và dựa vào xuất khẩu để cạnh tranh. Trung Quốc chỉ học theo những điều này với quy mô lớn hơn. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt bốn thập kỷ thực chất đến từ thành quả nghiên cứu của một nhà kinh tế người Saint Lucia, ông Arthur Lewis, người đã chứng minh từ thập kỷ 1950 rằng dịch chuyển lao động từ những ngành giá trị thấp như nông nghiệp sang những ngành công nghiệp giá trị cao hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng.

Những thập kỷ tiếp theo sẽ khó khăn hơn với Trung Quốc. Với 65% người Trung Quốc sống ở đô thị và dân số đang dần đạt đỉnh, khả năng phát triển bằng việc biến nông dân thành công nhân sẽ hẹp dần. Sự tương đồng giữa Trung Quốc và phần còn lại của châu Á đang lu mờ. Trung Quốc già hơn và gánh nhiều nợ hơn các nước khác trong một giai đoạn phát triển. Trong khi các quốc gia đang củng cố pháp quyền, chủ tịch Tập lại đang tập trung quyền lực vào Đảng.

Cộng thêm vào đó là các yếu tố bên ngoài. Trước nguy cơ bị cô lập kinh tế với phương Tây, Trung Quốc có lý do để tăng khả năng tự lực của mình. Với việc là một nước lớn, đạt được thành công trong những mảng kinh tế quan trọng như vật liệu bán dẫn và tự động hóa là không khó. Nhưng những trang sử đen tối của việc thay thế nhập khẩu cho thấy chiến lược này tiêu tốn rất nhiều, nhưng kết quả không như mong đợi.

Những điều này đủ để khiến bạn nghĩ rằng, thay vì sụp đổ, kinh tế Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn trì trệ không thể tránh khỏi. Nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư đã nói đến việc này. Nhưng đây cũng là lý do tại sao, sau một thời gian dài sinh sống tại đây, nhà báo của chúng ta tin rằng trong tương lai, kinh tế Trung Quốc sẽ tốt hơn rất nhiều.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ