Sự phục hồi quá nhanh chóng sẽ gây nên mâu thuẫn trong nội bộ EU
Dù châu Âu vẫn luôn mong đợi về sự phục hồi kinh tế, nhưng đà phục hồi quá nhanh chóng sẽ đặt ra những câu hỏi hóc búa cho chính sách tài chính và tiền tệ. Một sự phục hồi nhanh chóng sẽ phơi bày tính thiếu minh bạch bởi kế hoạch khôi phục EU với ngân sách phân bổ được chỉ định trước cho từng quốc gia dựa trên những chỉ số phân tích lạc hậu là không phù hợp.
EU đã làm những những điều mà họ đã không thể làm được trong quá khứ: tạo ra một chính sách tiền tệ và tài khóa phản ứng nhanh chóng với khủng hoảng. Không giống như cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng euro năm 2012, hiện khu vực EU đang được gia cố chắc chắn để có thể sống sót sau một cuộc khủng hoảng sâu rộng. Nhưng liệu họ có thể chuẩn bị một cách thấu đáo cho đà phục hồi nhanh chóng chỉ xảy ra đối với một số quốc gia?
Thoạt nhìn có vẻ nhỏ nhặt, nhưng đây có thể là một vấn đề rất lớn vì thói quen của châu Âu là quá lệ thuộc vào các công cụ chính sách với nhiều nhu cầu khác nhau. Chức năng chính của chương trình mua tài sản của Ngân hàng Trung ương Châu Âu là đạt các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Nhưng một cách gián tiếp, điều này cũng giữ cho chênh lệch lợi suất của trái phiếu Ý thấp hơn mức ở các nước khác khác. Do sự trùng hợp ngẫu nhiên, nới lỏng định lượng lại trở thành một công cụ thanh khoản.
Đó là lý do tại sao thị trường tài chính phản ứng dữ dội khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde tuyên bố vào tháng 3 rằng nhiệm vụ của bà không phải là làm chênh lệch lợi suất thu hẹp lại. Đối với họ đó là tin tức gây sốc – kết quả là ngay sau đó là bà đã phải nhanh chóng đính chính lại nhận xét của mình.
Quỹ Phục hồi kinh tế của Ủy ban liên minh Châu Âu cũng đang bị quá tải. Chức năng chính của quỹ này là thúc đẩy đầu tư. Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, việc theo đuổi các mục tiêu tài khóa bằng cách cắt giảm đầu tư của chính phủ là sai lầm mà eurozone đã mắc phải. Ủy ban liên minh Châu Âu đã kết luận (cũng trùng khớp theo quan điểm của tôi (tác giả)), rằng EU cần tập trung đầu tư vào các công nghệ kỹ thuật số và biến đổi khí hậu.
Nhưng thách thức vẫn tồn tại. Vốn tài trợ lại được phân bổ cụ thể cho các quốc gia. Nếu ủy ban Châu Âu đạt được đồng thuận, Ý sẽ được tài trợ nhiều nhất xét trên giá trị tuyệt đối, với trị giá hơn 80 tỷ euro trong khoảng thời gian lên tới bốn năm. Điều đó có nghĩa ủy ban này đang chuyển đổi một chương trình đầu tư hữu ích thành một cơ chế chuyển nhượng tài chính. Họ đang hy vọng có được hai công cụ chính sách mà chỉ tốn một phần sức lực. Có nhiều khả năng họ sẽ không đạt được mục đích mà chi phí bỏ ra lại gấp bội. Nhìn chung, số lượng mục tiêu chính sách không nên vượt quá số lượng công cụ chính sách được sử dụng.
Một sự phục hồi nhanh chóng sẽ phơi bày tính thiếu minh bạch. Nếu lạm phát tăng, ECB sẽ phải đưa ra lựa chọn. Họ có thể kiểm soát lạm phát bằng cách chấm dứt chương trình mua tài sản, và thậm chí giảm tài sản trên bảng cân đối kế toán của mình, hoặc có thể ưu tiên giảm chênh lệch lợi suất trái phiếu, tiếp tục mua trái phiếu và cho phép lạm phát tăng.
Quỹ Phục hồi kinh tế châu Âu phải đối mặt với một vấn đề sống còn bởi sự phục hồi nhanh chóng sẽ làm suy yếu vai trò của quỹ. Trừ khi các nhà lãnh đạo EU đạt được thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh dự kiến vào giữa tháng 7.
Các nhà lãnh đạo của bốn quốc gia Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và Áo- những nước theo đuổi chính sách tiết kiệm đã phản đối việc chi tiêu quá nhiều cho quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19- đang ở thế thuận lợi. Họ phàn nàn rằng đề xuất của ủy ban kinh tế Châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào các chỉ số kinh tế lạc hậu để xác định ai sẽ nhận được viện trợ. Nếu bốn quốc gia này có thể xoay sở để trì hoãn thỏa thuận cho đến khi tập hợp đủ sức mạnh, họ sẽ có tiếng nói lớn hơn nhiều.
Logic kém thuyết phục của các nhà hoạch định chính sách EU hoạt động tốt hơn nhiều trong kịch bản tăng trưởng thấp. Ngược lại, sự hồi phục nhanh chóng có thể kết thúc bằng việc phơi bày những xung đột chính sách sâu sắc được che giấu bởi cuộc khủng hoảng vừa qua. Trong hoàn cảnh như vậy, EU vẫn cần đầu tư bền vững vào năng lượng và công nghệ xanh; những trường hợp chuyển giao tài chính (việc chi phí không gắn liền với doanh thu) sẽ bị đặt dấu hỏi.
Vấn đề tương tự cũng sẽ xuất hiện trong kịch bản mà tôi nghĩ rất có thể xảy ra: sự phục hồi mạnh mẽ nhưng không đồng đều giữa các quốc gia. Nó có thể là hình chữ V đối với một số quốc gia, hình chữ U cho một số nước khác và những người không may mắn nhất sẽ không bao giờ có thể phục hồi một cách hoàn toàn. Hãy nhìn vào tương lai của các nhà sản xuất phần mềm và các công ty cung ứng dịch vụ kỹ thuật số trong chuỗi cung ứng toàn cầu, dù họ vẫn đang mang gánh nặng nợ nần. Doanh thu và lợi nhuận của những doanh nghiệp này thậm chí có thể còn tăng trong thời gian phong tỏa. Trong quý đầu tiên của năm 2020, lợi nhuận của Apple gần bằng với tổng lợi nhuận của 300 công ty lớn nhất EU, theo báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý của top 500 doanh nghiệp.
Tôi hy vọng các nền kinh tế Bắc Âu với định hướng kỹ thuật số sẽ phục hồi tốt hơn, điều tương tự cũng có thể xảy ra với miền nam châu Âu, nơi được củng cố bằng công nghệ 5G, đặc biệt nếu du lịch phục hồi. Các trung tâm công nghiệp cũ ở Đức và Trung Âu có thể sẽ trở thành kẻ thua cuộc trong dài hạn do hệ quả từ việc phong tỏa. Chính sách tiền tệ không thể giải quyết những thay đổi căn bản như vậy. Chính sách tài khóa có thể điều chỉnh ở một mức độ nào đó. Nhưng kế hoạch khôi phục EU với ngân sách phân bổ được chỉ định trước cho từng quốc gia không phải là công cụ phù hợp. Một sự phục hồi không đồng đều rõ ràng tốt hơn so với việc khủng hoảng kinh tế kéo dài trên diện rộng. Nhưng hãy cẩn thận với những gì bạn muốn. Để điều phối vấn đề này một cách hợp lí cần những tố chất vượt trội của các nhà hoạch định chính sách châu Âu: suy nghĩ rõ ràng và kĩ năng sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh.