Sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ sẽ không thể diễn ra trong yên ả

Sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ sẽ không thể diễn ra trong yên ả

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

21:36 24/08/2021

Sự thoái trào của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đang dần manh nha và có thể sẽ không diễn ra trong yên bình

Sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đang dần diễn ra
Sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đang dần diễn ra

Với sự rút quân đáng xấu hổ ra khỏi Afghanistan trong thời khắc hỗn loạn nhất, nước Mỹ dường như đang tái hiện lại hình ảnh lụi tàn của đế quốc Anh khoảng 1 thế kỷ trước. Và nếu nhìn kỹ lại lịch sử, chúng ta có thể nhận ra khá nhiều điểm tương đồng giữa 2 cường quốc này.

Kể từ năm 1914, nước Anh đã phải trải qua Thế chiến thứ nhất, khủng hoảng tài chính và đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918-1919. Nền kinh tế khi đó đã bị phủ bóng bởi mức nợ chồng chất. Mặc dù vẫn giữ được vai trò là người phát hành đồng tiền chính toàn cầu khi đó, nước Anh đã không thể giữ được vị trí một cách lâu dài sau đó. Một xã hội mất cân bằng trầm trọng đã hối thúc các nhà chính trị cánh tả yêu cầu một sự phân phối lại của cải hay chủ nghĩa xã hội ngay lập tức. Làn sóng ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và phát xít nổi lên ở một bộ phận lớn giới trí thức khi đó. Cùng với đó, vị thế trên trường quốc tế của nước Anh cũng bị tổn hại nghiêm trọng khi nước này dần đánh mất sự áp đảo tại Châu Âu, Châu Á và Trung Đông. 

Trở lại với nước Mỹ hiện tại, những tổn thất gây ra bởi đại dịch Covid-19 có thể không sánh được so với những gì nước Anh đã trải qua trong Thế chiến thứ nhất hay sự đe dọa từ Phát xít Đức. Tuy vậy, sự tương đồng vẫn là khá kinh ngạc.

Theo dấu dòng tiền

Nợ công của nước Anh sau Thế chiến thứ nhất đã tăng từ mức 109% GDP vào năm 1918 lên sát mức 200% GDP vào năm 1934. Trong khi đó mức nợ Liên bang của Mỹ sẽ đạt gần 110% GDP vào năm nay, thậm chí cao hơn so với mức đỉnh gần nhất sau Thế chiến thứ 2. Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính con số này có thể vượt mức 200% trước năm 2051.

Một điểm khác biệt quan trọng giữa nước Mỹ hiện nay và nước Anh 1 thế kỷ trước đó là kỳ hạn trung bình của nợ công Mỹ là khá ngắn (65 tháng), trong khi có khoảng 40% lượng nợ công của Anh khi trước là các trái phiếu vĩnh viễn. Điều này đồng nghĩa rằng các khoản nợ công của Mỹ sẽ nhạy cảm hơn nhiều với biến động của lãi suất.

Một điểm khác biệt nữa đó là sự dịch chuyển lớn giữa lý thuyết tài khóa và tiền tệ. Việc nước Anh trở lại chế độ bản vị vàng vào năm 1925 nhằm đối phó với lạm phát sau chiến tranh đã khiến nước này rơi vào tình trạng giảm phát trong 8 năm. Tỷ lệ thất nghiệp đã chạm đỉnh 15% vào năm 1932. Tuy vậy, tình hình đã dần được cải thiện sau khi chế độ bản vị vàng được gỡ bỏ vào năm 1931 và tạo điều kiện để thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ. Lợi suất thực giảm giúp giảm gánh nặng nợ công và tạo thêm dư địa cho chính sách tài khóa.

Tình hình hiện tại dường như trái ngược với nước Mỹ. Nhà kinh tế học kiêm cựu thư ký Bộ Tài chính Mỹ, Lawrence Summers đã dự báo về sự nguy hiểm của lạm phát từ chính sách tiền tệ và tài khóa hiện tại. Lợi suất thực dự báo sẽ dương trở lại từ năm 2027 và tăng dần lên mức 2.5% trước năm 2050. Nếu dự báo này là xảy ra sẽ gia tăng áp lực nợ công lên ngân sách Liên bang, đặc biệt là các chi phí liên quan tới quốc phòng.

Sự hụt hơi so với các đối thủ 

Nền kinh tế Anh vào những năm 1930 đã lần lượt bị vượt qua bởi không chỉ nước Mỹ mà cả Đức và Liên Bang Xô-Viết. Nước Mỹ ngày nay cũng đối mặt với vấn đề tương tự đó là sự sụt giảm của sản lượng đầu ra của nền kinh tế. Nếu xét trên ngang giá sức mua, GDP của Trung Quốc đã đuổi kịp Mỹ vào năm 2014. Xét về giá trị tuyệt đối, nước Mỹ vẫn đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới, tuy nhiên khoảng cách đang dần thu hẹp. Quy mô GDP của Trung Quốc theo USD sẽ đạt 75% quy mô của Mỹ và tới năm 2026 sẽ là 89%.

Rõ ràng sự đe dọa từ phía Trung Quốc đối với Mỹ là lớn hơn so với những gì tới từ Liên bang Xô-Viết vào giai đoạn chiến tranh lạnh. Trung Quốc giờ đây cũng đang ráo riết đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từ trí tuệ nhân tạo cho tới máy tính lượng tử. Tham vọng của ông Tập Cận Bình là hết sức rõ ràng.

Hồi kết của chủ nghĩa đế quốc

Giống như người Anh vào những năm 1930, người Mỹ vào những năm 2020 giờ đây đã chán ngấy thứ đế quốc hiện tại, điều mà người Trung Quốc có thể đã nhận ra và tỏ ra hứng thú. Sự hiện diện của quân đội Mỹ cũng rộng khắp giống như nước Anh một thời. Binh lĩnh Mỹ hiện đang có mặt tại hơn 150 quốc gia với tổng quân số khoảng 200 nghìn. Và như vậy, nước Mỹ cũng gánh trên vai một trách nhiệm quốc tế lớn lao mà không dễ có thể cởi bỏ. Quyết định mới nhất của Tổng thống Biden về việc rút quân khỏi Afghanistan là một tín hiệu cho thấy nước này muốn giảm bớt tầm ảnh hưởng ở nước ngoài. Barack Obama bắt đầu quá trình rút quân khỏi Iraq và tuyên bố rằng "nước Mỹ không phải cảnh sát quốc tế" vào năm 2013. Donald Trump cũng có quan điểm tương tự với khẩu hiệu "nước Mỹ trước tiên".

Sự chấm dứt của chủ nghĩa đế quốc Mỹ là không khó để nhận ra. Có 4 điểm yếu căn bản đối với vị trí hiện tại của nước Mỹ trên trường quốc tế: Thiếu hụt nhân lực, thiếu hụt ngân sách, thiếu sự ủng hộ của người dân và thiếu tính kế thừa.

Chuẩn bị cho cơn bão lớn sắp tới

Bất chấp những điều đã nêu ở trên, vai trò của nước Mỹ không thể dễ dàng đánh mất trong một sớm một chiều. Không phải là không có những trở ngại trong sự vươn lên của Trung Quốc như sự già hóa dân số, sụt giảm lực lượng lao động, quy mô tín dụng khổng lồ và sự suy giảm uy tín quốc tế sau khi không thể kiểm soát được đại dịch Covid-19. 

Không khó để nhìn ra điều có thể dẫn tới một cuộc xung đột giữa 2 bên và rất có thể sẽ bắt nguồn từ vấn đề Đài Loan. Nếu như thất bại trong việc can thiệp tại đây và Trung Quốc quyết đánh một canh bạc tất tay, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tham gia vào một cuộc chiến dai dẳng tương tự như nước Anh giai đoạn 1914-1939, hoặc đầu hàng, như đã xảy ra tại Xuy-ê vào năm 1956.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ