Tác động của lạm phát đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ
Phạm Anh Vũ
Junior Analyst
Sau đợt hồi phục từ đại dịch, nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn trong những tháng gần đây. Báo cáo GDP quý II giảm 0.9%, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp suy giảm. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm gây nhiều lo ngại cho các cử tri.
Thực trạng nền kinh tế Hoa Kỳ là mối quan tâm hàng đầu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, chiếm 40% trong một cuộc thăm dò Gallup từ tháng 6 năm 2022
Một yếu tố cho điều này là lo ngại chi phí sinh hoạt tăng cao. Lạm phát cao đang giảm mức sống người Mỹ, từ tiền thuê nhà cao hơn đến hóa đơn tạp hóa đắt hơn cho đến giá xăng cao kỷ lục.
Ngoài ra, một yếu tố gây lo ngại khác cho người dân Mỹ là lãnh đạo yếu kém. Danh tiếng của Tổng thống Joe Biden đang ở mức thấp nhất trong nhiệm kỳ của ông, ảnh hưởng đến các đảng viên Dân chủ khác - từ Thống đốc đến Thượng nghị sĩ cho đến Hạ nghị sĩ. Điều này dẫn đến tình trạng cán cân bầu cử đang nghiêng về đảng Cộng hoà khi có 80% cơ hội chiếm ưu thế trong Quốc hội.
Các kết quả đang cho thấy sự chia rẽ và bế tắc giống 2 nhiệm kỳ trước của cựu Tổng thống Obama và nửa sau nhiệm kỳ cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, một số thành công gần đây như đạo luật PACT, đạo luật CHIPS, đạo luật giảm lạm phát và cải cách sử dụng súng có thể giúp Tổng thống Biden khôi phục danh tiếng một chút, làm hạn chế độ quyền lực của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sắp tới.
Nhưng nếu các cuộc thăm dò gần đây là chính xác, điều lớn nhất sẽ thay đổi cuộc bầu cử sắp tới sẽ là lạm phát, cụ thể là giá xăng. Giá xăng đã giảm trong vài tuần nay, với mức trung bình trên toàn quốc giảm xuống còn $3.99/gallon vào đầu tháng 8.
Trừ khi giá xăng và lạm phát Mỹ giảm mạnh trong những tuần tới, rất có thể đảng Dân chủ sẽ mất quyền kiểm soát vào tay đảng Cộng hòa, ít nhất là Hạ viện. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách tài chính và tiền tệ của Hoa Kỳ trong những năm tới, tác động trực tiếp đến USD, cổ phiếu Hoa Kỳ, Kho bạc Hoa Kỳ, giá vàng, giá dầu và tiền điện tử.
DailyFX