Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể sẽ xem xét công bố những thay đổi đáng chú ý trong dự báo lạm phát và tăng trưởng vào cuối tháng này, chủ yếu do giá dầu và hàng hóa tăng vọt.
Đồng Yen có nhiều dư địa suy yếu hơn trong năm 2022 vì các phân tích cơ bản của nó vẫn cực kỳ tiêu cực. Những lý do “bearish” rõ ràng nhất - chính sách tiền tệ, tăng trưởng chậm chạp, phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, nợ chính phủ khổng lồ - đã được đề cập rộng rãi trong những tuần gần đây và không cần phải nhắc lại.
Những ngày tồi tệ nhất đối với đồng Yen sẽ kết thúc nếu một cựu quan chức BoJ dự đoán đúng về việc ngân hàng trung ương nước này sẽ điều chỉnh kiểm soát lợi suất trái phiếu. Hideo Hayakawa, cựu thống đốc ngân hàng BoJ, cho biết động thái này có thể diễn ra ngay trong mùa hè này. Ông cho rằng nó sẽ giải quyết những lo ngại về đồng Yen suy yếu và sự bất mãn về lạm phát.
Có khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cuối cùng sẽ bị buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng của mình khi một cuộc vận động hành lang từ các doanh nghiệp làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực từ đồng Yen yếu.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ít khả năng sẽ thay đổi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, điều đó vẫn có thể xảy ra và các thị trường nên xem xét khả năng chính sách tăng lãi suất lên bằng 0. Một cách phản trực giác, chính sách này có thể khiến đồng Yen tiếp tục suy yếu - dựa trên hành động thị trường sau khi áp đặt lãi suất âm vào năm 2016.
Sự can thiệp để giới hạn tỷ giá USD/JPY dường chưa thể xảy ra trong ngắn hạn, với việc mua vào JPY trong quá khứ đã bắt đầu khi USD/JPY ở mức ~130 - mặc dù vậy, rất khó để nhìn nhận một mô hình rõ ràng từ quá khứ xa xôi đó.
Cặp tỷ giá USD/JPY đang tăng cao hơn sau khi BoJ có những động thái can thiệp để giới hạn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, và điều này là áp lực chính khiến JPY suy yếu.
Đồng Yen giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm so với đồng Dollar trong bối cảnh nhà đầu tư ngày càng kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất mạnh mẽ hơn, làm nổi bật sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản trong chính sách tiền tệ và lợi suất trái phiếu.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản tiếp tục kích thích tiền tệ, đồng thời bộc lộ thêm lo lắng về nền kinh tế trước lập trường dovish của mình, trong khi Fed hay BoE đều đang tăng lãi suất.
USD/JPY đã có đợt phục hồi trong 7 ngày liên tiếp mặc cho sự suy yếu của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn dài, cùng với chỉ báo RSI trên mức 70 sẽ là động lực hỗ trợ đà tăng sắp tới cho cặp tỷ giá này.