Dữ liệu lạm phát tháng 5 sẽ cho thấy lạm phát giá tiêu dùng đang chậm lại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu sự giảm tốc đó có đủ để thuyết phục các quan chức Cục Dự trữ Liên bang rằng họ có thể ngừng tăng lãi suất hay không.
Mặc dù cuộc họp FOMC đang thu hút nhiều quan tâm của giới đầu tư, nhưng báo cáo CPI công bố vào thứ Ba chắc chắn sẽ là sự kiện nổi bật của tuần, nếu xét tới độ biến động có thể xảy ra, vì nó ảnh hưởng đến định giá của thị trường đối với cuộc họp FOMC cũng như đối với lãi suất cuối kỳ của Fed.
Tuần này sẽ là một tuần quan trọng với thị trường, khi mọi con mắt đều đang đổ dồn vào dữ liệu CPI vào thứ Ba - chìa khóa cho động thái của Fed vào thứ Tư. Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng sẽ họp chính sách trong khi dữ liệu từ Trung Quốc có thể thúc đẩy kỳ vọng nới lỏng.
Giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhẹ trong tháng 5 trong khi giá sản xuất giảm - một dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiếp tục suy yếu và môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi.
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm so với tháng trước, trong khi PPI giảm với tốc độ nhanh nhất trong 7 năm do sự phục hồi kinh tế chậm lại sau Covid khiến chi tiêu bị hạn chế.
Lạm phát CPI của Nhật Bản đã tăng đúng như dự kiến vào tháng 4, có xu hướng quay trở lại mức cao nhất trong 40 năm sau khi hạ nhiệt trong quý đầu tiên và báo trước nhiều áp lực hơn đối với Ngân hàng trung ương Nhật Bản để thắt chặt chính sách trong năm nay.
Chỉ số lạm phát tiêu dùng Trung Quốc giảm thấp nhất hai năm vào tháng 4 trong khi giá sản xuất tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát, làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu có cần thêm các biện pháp kích thích chính sách hay không.
Cả CPI và CPI lõi của Hoa Kỳ đều tăng 0.4% so với tháng 3. Mặc dù lạm phát đã qua thời kỳ đỉnh điểm nhưng con số này giảm rất chậm. Commerzbank cho rằng vấn đề lạm phát cơ bản vẫn chưa được giải quyết và suy đoán của thị trường về việc cắt giảm lãi suất ngắn hạn của Fed là không phù hợp.