Những yếu tố định hình nền kinh tế Mỹ trong năm 2025

Những yếu tố định hình nền kinh tế Mỹ trong năm 2025

Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

12:19 27/11/2024

Báo cáo triển vọng nền kinh tế Mỹ năm 2025 từ iShares - BlackRock

Lộ trình cắt giảm từ từ hỗ trợ các doanh nghiệp và tài sản nhạy cảm với lãi suất

Từ tháng 03/2022 đến tháng 09/2024, thị trường đã bước vào giai đoạn lãi suất tăng nhanh và mạnh mẽ, đưa lãi suất điều hành tại Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2001. Điều này đã gây bất lợi cho các khoản đầu tư nhạy cảm với lãi suất trên hai phương diện:

  • Mức định giá của các doanh nghiệp bị thu hẹp do lãi suất chiết khấu cao hơn; và
  • Các công ty phụ thuộc vào nợ lãi suất thả nổi hoặc phải gia hạn các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi chi phí tài chính cao hơn.

Ngoài ra, các tài sản không tạo ra dòng tiền như Bitcoin và vàng phải đối mặt với áp lực từ chi phí cơ hội tăng lên so với việc nắm giữ các tài sản như trái phiếu. Giờ đây, những trở ngại này có thể giảm bớt; Fed bang đã cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản tính đến tháng 11 năm 2024, và mặc dù lãi suất có thể không trở lại mức trước đại dịch, thị trường dự đoán sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2025.

1. Xu hướng đổi mới trong lĩnh vực y tế được kích thích trở lại

Mặt bằng lãi suất cao đã có tác động đặc biệt tiêu cực đến các công ty công nghệ sinh học khi đã khiến định giá của các doanh nghiệp này giảm và đẩy chi phí vay lên cao, khiến nhiều công ty phải giảm chi tiêu cho hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Nếu lãi suất tiếp tục giảm, nó có thể làm giảm chi phí tài chính và giúp doanh nghiệp này mở rộng ngân sách R&D trở lại. Chi tiêu tăng lên kết hợp với việc áp dụng các công nghệ AI tiềm năng vào quy trình khám và thử nghiệm thuốc có thể dẫn đến sự bùng nổ trong sự phát triển ngành y tế.

AI đã được thử nghiệm trong việc nghiên cứu dược phẩm để dự đoán cấu trúc protein và các phản ứng hóa học, cũng như để tiến hành thử nghiệm thuốc trong các phòng thí nghiệm tự động và các thí nghiệm "in-silico" kỹ thuật số. Đến năm 2025, hơn 30% loại thuốc mới dự kiến sẽ được khám phá bằng cách sử dụng các kỹ thuật AI tạo sinh, có khả năng giúp các công ty trong lĩnh vực nàyc tiết kiệm từ 25% đến 50% thời gian và chi phí từ giai đoạn khám phá đến giai đoạn tiền lâm sàng.

Bước đột phá này đã đến vào thời điểm không thể quan trọng hơn; xu hướng dân số già, đặc biệt là ở các nước đã phát triển, đang thúc đẩy nhu cầu đối với nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị mới đối với người cao tuổi. Những giải pháp đột phá như vắc-xin ung thư cá nhân hóa, các phương pháp điều trị có thể loại bỏ nhu cầu điều trị bằng insulin ở bệnh nhân tiểu đường, và các phương pháp điều trị bằng kháng thể tiêm vào tĩnh mạch có thể làm chậm tốc độ suy giảm nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer dường như đang ở phía trước. Những phương pháp điều trị mang tính cách mạng này cũng có thể thúc đẩy hoạt động Sáp nhập và Mua lại (M&A) trong ngành. Các công ty dược phẩm lớn đang tìm cách làm mới các sản phẩm của họ trong bối cảnh bằng sáng chế của các loại thuốc quan trọng sắp hết hạn.

Tỷ lệ người trên 65 tuổi tại Mỹ sẽ đạt mức 20% vào năm 2030 (bên trái) trong khi chi tiêu cho dịch vụ y tế trên GDP tại Mỹ hiện ở mức cao nhất so với các nước phát triển (bên phải)

2. Sức hấp dẫn của Bitcoin được gia tăng

Bitcoin là một tài sản mới nổi với nhu cầu độc đáo bắt nguồn từ các đặc tính của nó như nguồn cung hữu hạn, tài sản thay thế cho tiền pháp định, kỹ thuật số, phổ biến toàn cầu và không chịu sự quản lý của chính phủ cùng các hệ thống kinh tế và tiền tệ hiện có của họ. Bitcoin nhìn chung vẫn là một tài sản biến động, nhưng chúng tôi tin rằng các yếu tố cơ bản trong dài hạn của Bitcoin vẫn có sự khác biệt lớn so với các yếu tố kinh tế vĩ mô truyền thống chi phối cổ phiếu và các "tài sản rủi ro" khác, trong khi một số yếu tố rủi ro nhất định thậm chí có thể trở nên tích cực.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, những thay đổi về mức lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát) có xu hướng tác động đến các tài sản không tạo ra dòng tiền vì chúng làm tăng chi phí cơ hội của những tài sản này so với các khoản đầu tư sinh lời như trái phiếu.

Ví dụ, sự gia tăng mạnh mẽ của lãi suất thực trong năm 2022 là một yếu tố góp phần vào nhịp điều chỉnh 67% của Bitcoin trong năm đó. Hiện tại, trong bối cảnh cắt giảm lãi suất, lãi suất thực có thể giảm. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư coi Bitcoin ngày càng hấp dẫn hơn so với các tài sản khác.

Tương quan giữa lợi suất trái phiếu phòng ngừa rủi ro lạm phát (TIPS) và giá BTC (màu trắng)

Ngoài môi trường vĩ mô, sự rõ ràng về mặt pháp lý đối với Bitcoin và tài sản kỹ thuật số nói chung, có thể xuất hiện sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, là một yếu tố tích cực. Tân tổng thống Donald Trump đã nói trong cuộc vân động tranh cử rằng sẽ sử dụng Bitcoin làm tài sản dự trữ chiến lược, trong khi các chính trị gia ủng hộ tiền điện tử trong các cuộc đua vào Hạ viện và Thượng viện từ cả hai phía đều có được thành công trong cuộc bầu cử. Môi trường vĩ mô kết hợp với các chính sách hỗ trợ có thể kết hợp và đẩy nhanh và mở rộng xu hướng sử dụng Bitcoin trong tương lai.

Xu hướng tái thiết & phục hồi nền kinh tế

Việc tái thiết lại nền kinh tế thực tại Hoa Kỳ - bao gồm cải thiện và sửa chữa cơ sở hạ tầng, mở rộng năng lực sản xuất và đẩy nhanh việc xây dựng nhà ở - đã trở thành một chủ đề được bàn luận ngày càng nhiều trong cả khu vực nhà nước và tư nhân. Chúng tôi tin rằng chi tiêu nhà nước và thay đổi trong chính sách sẽ tiếp tục thúc đẩy xu hướng này.

1. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ tăng tốc trong những năm tới

Đạo luật Đầu tư Cơ sở Hạ tầng và Việc làm (IIJA) năm 2021 đánh dấu khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, phân bổ 1,200 tỷ USD nhằm xây dựng và sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng. Sẽ mất thời gian để bắt đầu triển khai và đưa các khoản đầu tư mới của IIJA đi vào hoạt động, nhưng ước tính về chi tiêu liên bang trong năm 2025 được dự báo tăng đáng kể so với mức trước đó.

Mức ngân sách được Quốc hội phê duyệt (màu đen) và ngân sách thực tế được giải ngân (màu trắng) sau khi đạo luật IIJA có hiệu lực

Trong ba năm qua, tác động của IIJA hầu như đã được thấy rõ: hơn 60,000 dự án xây dựng đã được xúc tiến, 175,000 dặm đường bộ - đủ để đi khắp nước Mỹ 60 lần - đang được sửa chữa và hơn 10,200 dự án hiện đại hóa cầu đường đang được tiến hành, với nhiều dự án khác đang được tiến hành trên khắp đất nước.

Tuy nhiên, với 720 tỷ USD ngân sách của IIJA vẫn chưa được phân bổ, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vẫn còn tiềm năng đáng kể, tạo cơ hội đầu tư thêm khi các dự án trên giấy được đưa vào thực tiễn. Hơn nữa, chi tiêu của doanh nghiệp tư nhân vào cơ sở hạ tầng có thể giúp đẩy nhanh và hỗ trợ xu hướng này. Trong bốn năm qua, các công ty tư nhân đã cam kết đầu tư gần 1,000 tỷ USD trên khắp các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ. Đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng có thể tăng tốc hơn nữa khi nợ chính phủ ngày càng tăng đòi hỏi các mô hình tài chính mới để tài trợ cho các nhu cầu cơ sở hạ tầng quan trọng.

2. Doanh nghiệp sản xuất tại Hoa Kỳ hưởng lợi từ các chính sách công nghiệp

Việc đưa dây chuyền sản xuất “hồi hương” đã trở nên phổ biến trong thời kỳ đại dịch khi thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Bằng cách tăng sản xuất trong nước và rút ngắn chuỗi cung ứng, chính phủ và các công ty có thể kiểm soát nhiều hơn và giảm rủi ro khi dựa vào các hệ thống vốn phức tạp và dễ bị tổn thương trước đây. Một số đạo luật gần đây, như IIJA, Đạo luật Khoa học CHIPS+ và Đạo luật Giảm Lạm phát, đã được thiết kế để đẩy nhanh quá trình hồi hương bằng cách phân bổ hàng tỷ USD nằm cải thiện hạ tầng giao thông vận tải, hỗ trợ ngành công nghiệp chất bán dẫn và xe điện. Kể từ đó khi các đạo luật được đưa ra, các công ty bán dẫn đã công bố hơn 80 dự án mới tại Hoa Kỳ, với tổng số tiền đầu tư từ khu vực tư nhân gần 450 tỷ USD, một dấu hiệu cho thấy những chính sách này đang dần có tác dụng.

Mặc dù tương lai của các chính sách thời Biden này có thể không chắc chắn trong chính quyền mới, nhưng chúng tôi tin rằng các chính sách bổ sung có thể xuất hiện sau cuộc bầu cử năm 2024 để đẩy nhanh hơn nữa xu hướng này.

Các dự luật chi tiêu đã đề cập trước đó đã áp dụng cách tiếp cận theo kiểu “củ cà rốt” ở cấp liên bang để khuyến khích việc hồi hương, trong khi việc tăng thuế quan hoặc cấm xuất khẩu có thể là một “cây gậy” làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất Hoa Kỳ so với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính quyền và Quốc hội mới có thể sử dụng cả hai cách tiếp cận này trong thời gian tới. Hơn nữa, ở cấp tiểu bang và cấp hạt, các ưu đãi về thuế và đầu tư tư nhân có thể giúp đẩy nhanh việc xây dựng các nhà máy mới.

Ngành sản xuất của Hoa Kỳ vẫn là một lĩnh vực có sự đồng thuận trong quan điểm của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, khi cả hai đảng này hầu như đều ủng hộ việc tạo điều kiện cho ngành này. Theo quan điểm của chúng tôi, tiềm năng của các chính sách hỗ trợ và sự ủng hộ của lưỡng đảng ở nhiều cấp chính quyền khiến ngành sản xuất của Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.

3. Nhà ở trở thành nhu cầu thiết yếu của các hộ gia đình

Từ năm 2012 đến năm 2023, 17.2 triệu hộ gia đình đã được hình thành, nhưng chỉ có 10 triệu căn nhà được xây dựng, dẫn đến khoảng cách 7.2 triệu căn nhà. Nhu cầu nhà ở đang vượt quá cung, với tốc độ tăng trưởng hộ gia đình vượt quá số giấy phép xây dựng nhà ở dành cho một gia đình tại 73 trong số 100 khu vực đô thị của Hoa Kỳ. Trong gần một thập kỷ, hoạt động xây dựng nhà ở đang dần suy yếu.

Chênh lệch giữa số lượng nhà ở mới được xây dựng và số hộ gia đình mới được hình thành

Sự thiếu hụt nguồn cung nhà ở này đã gặp phải nhu cầu gia tăng khi ngày càng có nhiều người muốn mua nhà. Nhân khẩu học đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu này, đặc biệt là với thế hệ Millennials, những người đã vượt qua Baby Boomers để trở thành thế hệ lớn nhất của Hoa Kỳ. Thế hệ này đang cảm nhận được tác động của tình trạng thiếu nhà ở khi nhiều người không đủ khả năng chi trả cho một căn nhà. Trên thực tế, 86% người thuê nhà ở Mỹ cho biết họ muốn mua nhà nhưng không đủ khả năng.

Mặc dù nhà ở đã trở thành một chủ đề được bàn luận trên toàn quốc, được cả hai ứng cử viên của các đảng lớn thảo luận trong chiến dịch tranh cử của họ, nhưng việc tăng cường hoạt động xây dựng nhà ở vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như lãi suất và chính sách tại các tiểu bang. Sự tập trung mạnh mẽ vào các chính sách cần thiết để hỗ trợ và đẩy nhanh việc xây dựng nhà ở - cùng với mặt bằng lãi suất giảm dần có thể hỗ trợ về mặt tài chính cho hoạt động này cũng như giúp các khoản thế chấp phả trả ít lãi vay hơn - ủng hộ quan điểm của chúng tôi rằng hoạt động xây dựng nhà ở sẽ tăng tốc.

Công nghệ AI tiếp tục được đẩy mạnh đầu tư

1. Nhu cầu mạnh mẽ đối với công nghệ AI

Chúng tôi tin rằng phần lớn sự tăng trưởng vẫn còn ở phía trước, với chi tiêu cho hoạt động công nghệ thông tin trên toàn cầu được dự đoán sẽ tăng hơn 9% vào năm 2025, đánh dấu một trong những mức tăng trưởng lớn nhất trong thế kỷ này.

Đã hai năm trôi qua kể từ khi ChatGPT ra mắt vào tháng 11 năm 2022, sự kiện đã khơi mào cho cuộc cách mạng AI tạo sinh. Kể từ đó, sự hào hứng đối với AI ngày càng gia tăng, với ước tính giá trị thị trường của hoạt động liên quan tới AI và phân tích dữ liệu lên tới 15,400 tỷ USD, thúc đẩy sự đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng AI trong cuộc chạy đua vũ trang giữa các nhà cung cấp dịch vụ quy mô lớn. Chúng tôi tin rằng việc tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng AI, cùng với việc nâng cấp phần cứng và mô hình phân tích, sẽ thúc đẩy các công cụ AI trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong những năm tới. Các ngành nghề liên quan, bao gồm chính trị AI và an ninh mạng, có thể trở nên ngày càng quan trọng.

Quy luật mở rộng quy mô của AI cho biết hiệu suất của AI tỷ lệ thuận với kích thước của mô hình và dữ liệu mà nó được đào tạo. Việc mở rộng quy mô đòi hỏi sức mạnh tính toán cao hơn đáng kể, nền tảng của cuộc cách mạng AI. Một số ước tính cho thấy rằng đến năm 2030, các mô hình AI trong tương lai có thể được đào tạo với sức mạnh tính toán gấp 10,000 lần so với các mô hình như GPT-4.

Mặc dù đã có sự hoài nghi xung quanh câu hỏi "Liệu lớn hơn có tốt hơn?" khi nói đến AI, nhưng chúng ta đang bước vào năm thứ ba của "Giai đoạn nền móng" của AI, giai đoạn đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể đầu tư vào các trung tâm dữ liệu AI, với thị trường GPU trung tâm dữ liệu và AI ASICS (mạch tích hợp dành cho tác vụ nhất định) dự kiến sẽ có giá trị thị trường ở mức 156 tỷ USD vào năm 2025 và 233 tỷ USD vào năm 2029.

GPU của các trung tâm dữ liệu này sẽ được nâng cấp đáng kể vào năm 2025. GPU Blackwell GB200 của Nvidia ĐƯỢC dự kiến sẽ được sản xuất trên quy mô lớn vào năm 2025. Các công ty công nghệ hàng đầu đã đặt hàng siêu chip này, với hiệu suất năng lượng gấp 25 lần và tốc độ nhanh hơn 30 lần so với GPU H100 tiền nhiệm. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là bước nhảy vọt về cả tốc độ và hiệu quả này có thể cho phép nhiều doanh nghiệp hơn, không chỉ các công ty công nghệ vốn hóa lớn, tích hợp các khả năng AI tiên tiến trong thời gian thực trên quy mô chưa từng có.

Các mô hình AI cũng sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2025. OpenAI đã công bố mô hình GPT-5 sắp ra mắt hiện đang được đào tạo, được dự báo sẽ thúc đẩy hoạt động AI đa phương thức một cách mạnh mẽ. GPT-5 được cho biết sẽ có khả năng lý luận nâng cao, độ tin cậy của thông tin được cải thiện và có khả năng quản lý các tác vụ trong thế giới thực mà không cần sự giám sát của con người. Các tính năng này nhằm mục đích làm cho AI hiệu quả hơn trong các môi trường phức tạp, tinh tế, từ giải quyết vấn đề năng động đến tự động hóa quy trình một cách liền mạch. Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman, đã nói về bước nhảy vọt này, nói rằng: "GPT-4 sẽ là mô hình kém thông minh nhất mà bất kỳ ai trong số các bạn phải sử dụng."

Mức độ phát triển về tư duy của các mô hình AI theo thời gian

Các mô hình không chỉ trở nên thông minh hơn và phức tạp hơn. Trong một vài trường hợp, chúng đang trở nên nhỏ hơn. Các Mô hình Ngôn ngữ Nhỏ (SLM) hiệu quả hơn có giá thành rẻ hơn, yêu cầu ít đầu vào dữ liệu và năng lượng hơn so với các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). SLM, tập trung vào các tập dữ liệu cụ thể và sử dụng ít tham số hơn, với chi phí rẻ hơn từ 5 đến 29 lần. Các mô hình này đang chạy trên "edge" - các thiết bị như điện thoại thông minh hoặc cảm biến xử lý dữ liệu cục bộ, thay vì dựa vào các máy chủ ở xa. Nhiều SLM hiện đang được hỗ trợ cho các ứng dụng AI mới trực tiếp trên các thiết bị nhỏ gọn và con số này sẽ dần tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới.

2. Hệ quả của cuộc cách mạng AI

Có hai hệ quả đáng chú ý về mặt kinh tế:

  • Tầm quan trọng của công nghệ này có thể đồng nghĩa với việc các quy định toàn cầu sẽ không nhất quán, cùng với các chính sách bảo hộ.
  • AI có thể làm cho các dữ liệu độc quyền trở nên có giá trị hơn, đòi hỏi mức đầu tư tương xứng vào an ninh mạng để bảo vệ thứ có thể trở thành tài sản tốt nhất của công ty.

Lĩnh vực công nghệ của Hoa Kỳ có tính toàn cầu cao, với 60% doanh thu đến từ nước ngoài. Với việc AI trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, các khu vực pháp lý khác nhau đang cân nhắc các chính sách bảo hộ hơn để cân bằng giữa việc hỗ trợ các doanh nghiệp lớn của họ bằng các quy đinh về bảo mật dữ liệu và sở hữu trí tuệ, đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia. Các công ty công nghệ Hoa Kỳ có thể dễ bị ảnh hưởng bởi các quy định này, tạo ra sự khác biệt giữa các công ty tập trung nhiều hơn vào thị trường trong nước trong hoạt động tuyển dụng và bán hàng so với những công ty phụ thuộc nhiều hơn nhu cầu trên toàn cầu.

An ninh mạng là một lĩnh vực khác có thể được hưởng lợi từ sự trỗi dậy của AI. Trọng tâm của AI là dữ liệu, có thể được sử dụng để đào tạo các mô hình ngôn ngữ hoặc cung cấp thông tin chi tiết cho các công cụ máy học. Giống như tác động của động cơ đốt trong đối với dầu mỏ, sự trỗi dậy của AI có thể làm cho dữ liệu độc quyền trở thành một nguồn tài nguyên ngày càng có giá trị.

Tuy nhiên, việc có một nguồn tài nguyên giá trị hơn đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên đó. Các cuộc tấn công mạng đang gia tăng đáng báo động, với số lượng các cuộc tấn công trên toàn cầu đáng kể dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2024 so với năm 2020. Số lượng các cuộc tấn công đã tăng 28% từ quý 4 năm 2023 đến ba tháng đầu năm 2024. Tác động tài chính cũng đang leo thang, với thiệt hại gây ra bởi tội phạm mạng toàn cầu dự kiến sẽ đạt 10,500 tỷ USD hàng năm vào năm 2025, tăng hơn gấp ba lần so với mức 3,000 tỷ USD vào năm 2015. Để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng, các khoản đầu tư vào an ninh mạng đã tăng vọt. Chi tiêu toàn cầu dự kiến sẽ đạt 215 tỷ USD vào năm 2024, tăng 14.3% so với năm 2023. Khi lực lượng AI trở thành một nguồn lực mạnh mẽ, các khoản đầu tư vào an ninh mạng có thể tăng trưởng tương xứng với hiệu suất của lực lượng này.

iShare by BlackRock

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn

Việc tái đắc cử của Donald Trump và Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế tại Quốc hội có thể dẫn đến những thay đổi chính sách đáng kể, gây ra sự mơ hồ trong triển vọng kinh tế. Dù các chi tiết và thời điểm thay đổi chính sách vẫn chưa rõ ràng, chúng tôi dự đoán sẽ có các biện pháp giảm thuế, tăng thuế quan, hạn chế nhập cư và nới lỏng quy định ở nhiều lĩnh vực.
Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC

Trong tuần qua, Bitcoin “suýt” chạm tay vào ngưỡng $100,000. Trong khi đó, sàn Cboe BZX đã nộp lại đơn đăng ký thành lập ETF giao ngay Solana. Chủ tịch SEC Gary Gensler tuyên bố kế hoạch từ chức vào tháng 1, và một tòa án Thượng Hải phán quyết rằng việc sở hữu tiền điện tử của cá nhân không phải là bất hợp pháp tại Trung Quốc.
Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã chứng kiến một giai đoạn thăng hoa ấn tượng trong hai năm qua, với mức tăng trưởng vượt trội lên đến 60%. Ba trụ cột chính tạo nên thành công này bao gồm: sức bền của nền kinh tế, động thái nới lỏng chính sách tiền tệ từ Fed, và làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cục diện thị trường. Đặc biệt trong năm 2023 và nửa đầu 2024, nhóm "Magnificent 7" đã dẫn dắt đà tăng trưởng mạnh mẽ này, và giờ đây xu hướng tích cực đang lan tỏa rộng khắp thị trường.
Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ