Trong khi chứng khoán toàn cầu tiếp tục trải qua chuỗi ngày ảm đạm trước lạm phát và chính sách ngày càng thắt chặt, mảng năng lượng lại đang thăng hoa.
Thị trường chứng khoán đã biến động mạnh vào tuần trước sau khi Cục Dự trữ Liên bang đưa ra quyết định tăng lãi suất 0.5%, và sẽ có các động thái tương tự tại các cuộc họp sắp tới để kiềm chế lạm phát tăng vọt. Các nhà đầu tư cũng sẽ tập trung vào các bài phát biểu của một số quan chức Fed trong tuần. Trung Quốc sẽ công bố những dữ liệu về thương mại và lạm phát, trong khi dữ liệu GDP của Anh có thể sẽ chỉ ra tốc độ tăng trưởng chậm lại. Giá năng lượng cũng sẽ vẫn là trọng tâm trong bối cảnh EU sắp có lệnh cấm vận đối với dầu của Nga. Dưới đây là những điều bạn cần biết để bắt đầu một tuần giao dịch của mình.
Lạm phát hàng hóa vẫn tồn tại và gây ra nhiều khó khăn, với lưc đẩy từ giá năng lượng, lương thực và kim loại. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng trung ương bao gồm cả Fed sẽ tiếp tục phải đối mặt với vấn đề cấp thiết này trong nửa cuối năm ngay cả khi họ thắt chặt chính sách.
Chỉ số lạm phát lõi của Hoa Kỳ vào tuần trước được công bố dưới mức đồng thuận là đủ để khiến lợi suất giảm. Tuy nhiên, một số liệu tốt hơn dự báo không có nghĩa là lạm phát đã đạt đến điểm đảo chiều.
Giá dầu thô giảm tuần thứ hai liên tiếp khi diễn biến Covid Trung Quốc ngày càng phức tạp và lượng tồn kho của Mỹ ngày càng tăng. Dữ liệu từ IEA sẽ là áp lực tiếp theo đè nặng lên giá dầu
Đô la Úc suy yếu trước Đồng bạc xanh trong phiên Mỹ bất chấp đà tăng trên Phố Wall. Ngoài ra, việc phong tỏa Covid tại Thượng Hải có thể tiếp tục đè nặng lên AUD/USD.
Hoa Kỳ và các thành viên IEA đã đồng ý giải phóng 120 triệu thùng dầu để hạ nhiệt giá nhiên liệu. Liệu việc phát hành có lấp đầy con số 2 triệu thùng/ngày mất đi do dầu Nga bị trừng phạt?
Dan Yergin, Phó chủ tịch S&P Global, cho biết châu Á sẽ trở thành thị trường mặc định cho dầu của Nga khi nước này cố gắng tìm người mua cho hoạt động xuất khẩu năng lượng của mình.
Hàng hóa đang chuẩn bị ghi nhận quý tốt nhất trong gần 50 năm, vượt mặt lợi suất của thị trường chứng khoán toàn cầu. Sự phân hóa đó có thể sẽ kéo dài sang quý sau khi chiến tranh, lạm phát vẫn hiện diện và triển vọng thị trường định hình lại chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.