Vào thứ Tư ngày 29 tháng 5, chỉ số CPI của Úc là yếu tố đáng được các nhà đầu tư quan tâm. Cùng phiên giao dịch, phát biểu của các thành viên FOMC cũng cần được cân nhắc trong bối cảnh kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9 đang thay đổi.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng vừa được Hội đồng Hội nghị (CB) công bố hồi 21:00 theo giờ Việt Nam cho thấy sự gia tăng đáng kể. Chỉ số này đã tăng từ 97.5 (điều chỉnh từ 97.0) trong tháng 4 lên 102.0 trong tháng 5, vượt qua dự đoán của các nhà phân tích là 95.9.
USD/JPY không mấy biến động sau khi các dữ liệu PPI và CPI lõi được công bố, có lẽ thị trường đang quá tập trung vào các dữ liệu quan trọng của Mỹ vào cuối tuần. Tại thời điểm viết bài, tỷ giá USD/JPY giao dịch ở mức 156.94, tăng nhẹ so với ngày hôm qua.
NZD/USD tiếp tục mở rộng đà tăng trong phiên Á sáng thứ Ba, đạt gần 0.6165, mức cao nhất kể từ tháng 3. Sự suy yếu của đồng USD là yếu tố chính thúc đẩy đà tăng này.
Đây là một tuần quan trọng nữa đối với đồng AUD, với doanh số bán lẻ và số liệu lạm phát có thể khiến RBA cân nhắc điều chỉnh chính sách. Trong phiên hôm nay, niềm tin tiêu dùng của Mỹ và các bài phát biểu của thành viên FOMC cũng cần được xem xét.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch châu Á hôm nay, được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn và rủi ro địa chính trị gia tăng ở Trung Đông. Các bài phát biểu của các quan chức Fed vào thứ Ba sẽ được chú ý.
Trong phiên giao dịch của thứ Sáu, NZD/USD đã tăng lên gần mức 0.6125. Giao dịch tích cực của cặp tiền này tiếp tục cho thấy lực mua mạnh trên thị trường. Mặc dù vậy, những tín hiệu kỹ thuật gần đây cho thấy cặp tiền này có thể sẽ tạm nghỉ sau nhịp tăng gần đây.
Thứ Hai ngày 27 tháng 5, xu hướng giá hàng hóa và tâm lý thị trường sẽ định hướng cho phiên giao dịch. Số liệu lợi nhuận công nghiệp từ Trung Quốc sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên theo dõi các bài phát biểu của các thành viên FOMC về lạm phát và chính sách tiền tệ.
Giá vàng (XAU/USD) hiện ghi nhận đà tăng nhẹ sau chuỗi giảm 3 phiên, với khoảng 18 USD từ mức thấp 2,325 USD lên giao dịch quanh mức 2,343 USD. Mặc dù bị đánh hội đồng bởi sự hawkish trong biên bản cuộc họp FOMC, cho đến hàng loạt dữ liệu kinh tế tích cực làm thay đổi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất, nhưng chỉ cần một chút biến động liên quan đến rủi ro địa chính trị thôi đã đủ khiến các nhà đầu tư quay trở lại với vàng như một kênh trú ẩn.
Đồng Yên Nhật giảm khi chỉ số CPI của Nhật Bản giảm xuống 2.5% so với cùng kỳ năm trước vào tháng Tư từ mức 2.7% trước đó. Lạm phát ở Nhật vẫn cao hơn mục tiêu 2%, khiến BoJ phải đối diện với áp lực. Đồng USD đã tăng khi dữ liệu PMI Mỹ mạnh mẽ đã củng cố viễn cảnh Fed có thể duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn.
Sau khi số liệu bất ngờ về PMI dịch vụ Mỹ tăng vọt, làm dấy lên lo ngại Fed sẽ giảm lãi suất ít hơn dự kiến. Điều này khiến các nhà đầu tư đổ xô vào đồng USD và đẩy đồng EUR giảm mặc dù số liệu PMI của EU tốt hơn mong đợi được công bố trước đó trong cùng ngày.
Giá vàng lao dốc ngày thứ ba liên tiếp vào thứ Năm, chạm mức thấp nhất trong tuần sau khi dữ liệu kinh tế thúc đẩy lợi suất TPCP Mỹ tăng và đẩy mạnh giá trị đồng USD. Sau 2 phiên, vàng giảm hơn 100 USD sau khi đạt mức cao 2,383 USD.
AUD/USD giảm từ đỉnh trong ngày 0.6650. Đồng AUD chịu áp lực khi đồng USD được mua mạnh sau khi S&P Global công bố báo cáo PMI sơ bộ lạc quan của Mỹ tháng 5. Chỉ số DXY lấy lại gần như toàn bộ khoản giảm trong ngày và tăng lên 104.90.