Thị trường hàng hóa đang yếu thế hơn so với cổ phiếu trong tháng này, ngược lại so với đà tăng mạnh mẽ của chúng hồi đầu năm. Đó có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với thị trường chứng khoán, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Cổ phiếu công nghệ đã bị kẹt và đi ngang trong hầu hết tháng 3 khi tâm lý nhà đầu tư lộn xộn trong bối cảnh lo ngại lạm phát và số ca nhiễm mới gia tăng
“Tiền nhàn rỗi” là lập luận thường thấy của những người đầu cơ giá lên trên thị trường chứng khoán. So sánh xu hướng thị trường lãi suất sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và ngày nay sẽ ủng hộ lập luận của họ.
Các cổ phiếu công nghệ có thể đã chiếm ánh đèn sân khấu trong ngày hôm qua nhưng cũng đừng đánh giá thấp tình hình sức khỏe nói chung của thị trường chứng khoán cơ sở - ngay cả chỉ số Dow Jones Industrial Average cũ kỹ trông vẫn thật “lấp lánh”.
Giáo sư tài chính Jeremy Siegel của Trường đại học Wharton nhận thấy khó khăn trong ngắn hạn, nói rằng bối cảnh đang hỗ trợ đáng kể cho việc việc đặt cược vào các công ty công nghệ lớn và các cổ phiếu tăng trưởng.
Chỉ số ChiNext có vẻ đã vào vùng quá bán sau khi giảm 21% so với mức cao nhất của tháng 2, nhưng thước đo sợ hãi/lòng tham chưa đạt đến mức từng được thấy vào năm 2015 hoặc 2016 trước khi một nhịp phục hồi xảy ra.
Chúng ta đã chứng kiến một vài lần tâm lý rủi ro đổi chiều trong vài tuần qua, nhưng những lần đảo chiều đó thường kết thúc chóng vánh và không thể tạo nên một xu hướng bền vững. Trong một cuộc đua những giữa nhà đầu cơ nhỏ lẻ không sử dụng các nguyên tắc phân tích cơ bản truyền thống và sự trở lại của những nhà giao dịch chuyên nghiệp, vẫn còn đó những biến động vô hướng khó dự đoán. Liệu lần đảo chiều gần nhất này có phải là một câu chuyện khác không?
Hãy cùng tin tưởng vào Powell. Đó dường như là thông điệp từ phiên giao dịch NY hôm thứ Ba. Chỉ số Nasdaq Composite đã giảm gần 4% vào đầu phiên và tất cả các chỉ số chứng khoán đều chìm trong màu đỏ cho đến khi Chủ tịch Fed nhắc lại rằng ngân hàng trung ương sẽ không thắt chặt chính sách trong thời gian tới. Cùng với đó, thị trường chứng khoán tiếp tục xóa sạch mức giảm trong ngày trong 2 giờ giao dịch cuối cùng.
Biến động giá hỗn loạn trên thị trường trái phiếu tiếp tục diễn ra, lợi suất TPCP Mỹ tăng cao, lợi suất TPCP Úc kỳ hạn 10 năm thậm chí tăng 17 bps trong một đêm. Điều này tác động tương đối mạnh đến thị trường chứng khoán, ngay cả ở Châu Âu, nơi hiện nay thị trường trái phiếu tương đối ít biến động, thì cổ phiếu cũng đang khá chật vật để duy trì đà tăng
Tiêu đề nói lên tất cả - sự hưng phấn của thị trường đã đạt mức cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, với những sự kiện đã xảy ra vào năm 2020, có vẻ như đây chỉ là một ngày “bình thường như bao ngày”.