AUD/USD đã không thể kéo dài đà tăng giá gần đây do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và tâm lý ngại rủi ro đã khiến đồng đô la Mỹ trở nên hấp dẫn hơn.
Về lý thuyết, việc đưa lạm phát về gần mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang có vẻ không quá khó khăn. Nguyên nhân chính liên quan đến dịch vụ và chi phí nhà ở, trong khi nhiều thành phần khác có dấu hiệu hạ nhiệt. Vì vậy, việc đặt mục tiêu vào hai lĩnh vực trên dường như không phải là một nhiệm vụ quá to lớn so với mùa hè năm 2022 khi về cơ bản mọi thứ đều tăng lên. Tuy nhiên, trong thực tế, để đạt được mục tiêu này khó hơn nhiều.
Nhịp phục hồi trên mốc 0.6300 của AUD/USD phần nào bị cản trở bởi dữ liệu lạm phát CPI Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng. Các trader đón nhạn dữ liệu thương mại của Trung Quốc trong tháng 9, trong bối cảnh tâm lý risk-off bao trùm và USD giảm trên diện rộng. Sự kiện trọng tâm tiếp theo sẽ là báo cáo tâm lý người tiêu dùng Hoa Kỳ và phát biểu của các quan chức Fed.
USD mạnh hơn đã đẩy EUR/USD giảm từ mức đỉnh tuần trên 1.0630 xuống 1.0520. Dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ phản ánh các yếu tố cơ bản vẫn sẽ ủng hộ USD, kết hợp với lợi suất trái phiếu chính phủ tăng cao hơn đã gây áp lực lên cặp tiền này.
Trong cả năm, các chuyên gia Phố Wall đã đổ số tiền kỷ lục vào quỹ ETF trái phiếu chính phủ lớn nhất thế giới với kỳ vọng rằng lãi suất đã đạt đỉnh điểm. Đây có lẽ là quyết định sai lầm khi khoản lỗ của họ trong năm nay đã lên tới 10 tỷ USD - nhưng điều đó không ngăn cản những người mua dò đáy.
Những dấu hiệu mới nhất về lạm phát dai dẳng cho thấy Fed sẽ để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong năm nay, ngay cả khi các ngân hàng trung ương nhấn mạnh sự kiên nhẫn trước cuộc họp tiếp theo.
Đồng đô la Mỹ chứng kiến đợt giảm dài nhất trong hơn ba năm, khiến các nhà phân tích tranh luận liệu đà tăng của đồng bạc xanh cuối cùng đã kết thúc hay chưa.
Vàng chạm mức cao nhất trong tháng này sau khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài giảm, và thị trường chú ý đến các dấu hiệu cho thấy Fed có thể kết thúc việc tăng lãi suất trong năm nay.