Đạt được mục tiêu lạm phát 2% không phải là điều dễ dàng

Đạt được mục tiêu lạm phát 2% không phải là điều dễ dàng

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

17:37 13/10/2023

Về lý thuyết, việc đưa lạm phát về gần mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang có vẻ không quá khó khăn. Nguyên nhân chính liên quan đến dịch vụ và chi phí nhà ở, trong khi nhiều thành phần khác có dấu hiệu hạ nhiệt. Vì vậy, việc đặt mục tiêu vào hai lĩnh vực trên dường như không phải là một nhiệm vụ quá to lớn so với mùa hè năm 2022 khi về cơ bản mọi thứ đều tăng lên. Tuy nhiên, trong thực tế, để đạt được mục tiêu này khó hơn nhiều.

Chi phí trong hai lĩnh vực quan trọng này được chứng minh là dai dẳng hơn so với thực phẩm và khí đốt hoặc thậm chí cả ô tô đã qua sử dụng và ô tô mới, tất cả đều có xu hướng mang tính chu kỳ, tăng và giảm theo sự lên xuống của nền kinh tế.

Steven Blitz, nhà kinh tế trưởng thị trường Mỹ tại GlobalData TS Lombard, cho biết: “Chúng ta cần một cuộc suy thoái. Lạm phát sẽ không thể giảm xuống 2% một cách kỳ diệu được.”

Lạm phát CPI hàng năm đã giảm xuống 3.7% trong tháng 9, hoặc 4.1% nếu loại bỏ chi phí năng lượng và thực phẩm. Mặc dù cả hai con số vẫn vượt xa mục tiêu của Fed, đây là tiến bộ so với thời kỳ lạm phát toàn phần ở mức 9%.

Tuy nhiên, các thành phần của CPI cho thấy sự tiến triển không đồng đều, được hỗ trợ bởi sự hạ nhiệt ở các mặt hàng như giá xe đã qua sử dụng và dịch vụ chăm sóc y tế, nhưng vẫn bị cản trở bởi đà tăng mạnh trong chi phí nhà ở (7.2%) và dịch vụ (5.7% không bao gồm dịch vụ năng lượng).

Tiền thuê nhà cũng tăng 7.2%, tiền thuê nhà chính tăng 7.4%, giá thuê nhà của chủ sở hữu, con số thống kê mức giá chủ nhà muốn cho thuê, tăng 7.1%.

Nếu không có tiến triển trên các khía cạnh đó, Fed sẽ khó có thể sớm đạt được mục tiêu của mình.

Sự thiếu chắc chắn

Ông Blitz cho biết: “Yếu tố vi mô chi phối sự hạ nhiệt của lạm phát sẽ phải nhường chỗ cho vĩ mô, như tăng trưởng vượt xu hương và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Cuối cùng thì điều đó sẽ chiếm ưu thế cho đến khi một cuộc suy thoái xảy ra.”

Về mặt tích cực, ông nằm trong số những người có quan điểm đồng thuận cho rằng suy thoái sẽ không sâu. Hơn nữa, nhiều nhà kinh tế Phố Wall, trong số đó có Goldman Sachs, đang đi đến quan điểm rằng cuộc suy thoái được nhiều người mong đợi thậm chí có thể không xảy ra.

Tuy nhiên, trong thời gian đó, sự thiếu chắc chắn vẫn ngự trị.

Theo Fed Cleveland, chỉ số lạm phát "dính", thước đo những thứ như tiền thuê nhà, các dịch vụ khác nhau và chi phí bảo hiểm, đã tăng 5.1% trong tháng 9. CPI toàn phần, bao gồm thực phẩm, năng lượng, chi phí xe cộ và may mặc, chỉ tăng 1%. Cả hai đều có tiến triển, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu.

Thị trường đang không biết bước tiếp theo của ngân hàng trung ương sẽ là gì: Liệu các nhà hoạch định chính sách tăng lãi suất thêm trước cuối năm hay không, hay họ chỉ đơn giản bám vào kịch bản tương đối mới về lãi suất cao trong thời gian dài hơn khi họ theo dõi diễn biến lạm phát?

Lisa Sturtevant, nhà kinh tế trưởng của Bright MLS, cho biết: “Lạm phát bị kẹt ở mức 3.7%, cùng với báo cáo việc làm mạnh mẽ trong tháng 9, có thể đủ để khiến Fed thực sự tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay. Nhà ở là động lực chính khiến lạm phát tăng cao”.

Tác động lớn nhất của lãi suất cao hơn là đến thị trường nhà ở, về chi phí bán hàng và chi phí tài chính. Tuy nhiên, giá vẫn đang cao, với lo ngại rằng lãi suất cao sẽ cản trở việc xây dựng căn hộ mới và khiến nguồn cung bị hạn chế.

Christopher Bruen, giám đốc nghiên cứu cấp cao của Hội đồng Nhà ở Đa gia đình Quốc gia, cho biết những yếu tố đó “sẽ chỉ dẫn đến giá thuê cao hơn và làm giảm khả năng chi trả về lâu dài. Lãi suất tăng đe dọa sức mạnh của thị trường việc làm và nền kinh tế, vốn vẫn chưa tiêu hóa hết các đợt tăng lãi suất đã được ban hành.”

Mối lo trong dài hạn

Quan điểm cho rằng mức tăng lãi suất đạt tổng cộng 5.25% vẫn chưa tác động đến nền kinh tế là một yếu tố có thể khiến Fed trì hoãn.

Tuy nhiên, điều đó quay trở lại với quan điểm rằng nền kinh tế vẫn cần hạ nhiệt trước khi ngân hàng trung ương có thể hoàn thành chặng đường cuối cùng để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%.

Một điểm tích cực cho Fed là các yếu tố liên quan đến đại dịch phần lớn đã qua đi. Nhưng các yếu tố khác vẫn còn tồn tại.

Marta Norton, giám đốc đầu tư khu vực Châu Mỹ tại Morningstar Wealth cho biết: “Các hiệu ứng của thời đại dịch có lực hấp dẫn tự nhiên và chúng tôi đã thấy điều đó diễn ra trong suốt cả năm. Tuy nhiên, việc đưa lạm phát trong khoảng cách còn lại đến mục tiêu 2% đòi hỏi phải hạ nhiệt nền kinh tế, không phải là một việc dễ dàng, xét đến việc nới lỏng tài chính, sức mạnh của người tiêu dùng và sức khỏe tài chính nói chung trong khu vực doanh nghiệp”.

Các quan chức Fed dự báo nền kinh tế sẽ chậm lại trong năm nay, mặc dù họ đã bác bỏ lời kêu gọi trước đó về một cuộc suy thoái nhẹ.

Các nhà hoạch định chính sách đang dựa trên quan điểm rằng khi hợp đồng thuê nhà hiện tại hết hạn, chúng sẽ được đàm phán lại với giá thấp hơn, làm giảm lạm phát chi phí nhà ở. Tuy nhiên, số lượng nhà ở tăng lên và tiền thuê nhà của chủ sở hữu đang đi ngược lại với suy nghĩ đó mặc dù lạm phát tiền thuê nhà yêu cầu đang giảm, Stephen Juneau, nhà kinh tế người Mỹ tại Bank of America, cho biết.

“Do đó, chúng ta phải chờ thêm dữ liệu để xem liệu đây chỉ là một đốm sáng hay liệu có điều gì đó cơ bản hơn thúc đẩy sự gia tăng như trong tiền thuê nhà ở các thành phố lớn bù đắp cho mức tăng nhẹ hơn ở các thành phố nhỏ." Ông nói thêm rằng báo cáo CPI “là một lời nhắc nhở rằng chúng ta không có những ví dụ lịch sử tốt để dựa vào” về mô hình lạm phát tiền thuê nhà dài hạn.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ