"Tất cả mọi thứ đều tăng" - Vắc-xin đang khuấy động thị trường

"Tất cả mọi thứ đều tăng" - Vắc-xin đang khuấy động thị trường

00:11 05/12/2020

Triển vọng về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy sự lạc quan bất chấp thiệt hại kinh tế từ đại dịch

Các thị trường đã tăng trưởng quá nóng. Làn sóng mua cổ phiếu điên cuồng đến mức nhiều công ty quản lý tài sản và môi giới lớn nhất phố Wall cũng đang phải vật lộn để theo kịp.

Theo Downdetector, một trang web chuyên theo dõi các vấn đề về dịch vụ trực tuyến, hầu hết các công ty môi giới lâu đời như Charles Schwab và Merrill Lynch đến các nền tảng mới như Robinhood đều phải trải qua ít nhất một lần ngừng hoạt động trong tháng 11 do quá tải. 

Thomas Peterffy, tỷ phú sáng lập Interactive Brokers, người đầu tiên bắt đầu giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ , nói rằng thị trường hiện tại không giống bất cứ điều gì ông từng thấy trước đây - nhưng điều này có thể hiểu được. “Tiền bây giờ quá rẻ, tại sao không vay và đầu tư vào cổ phiếu? Đó là những gì khách hàng của chúng tôi đang làm và họ đang kiếm được rất nhiều tiền,” ông nói.

Các nhà đầu tư cá nhân đã dẫn đầu đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán sau cú shock Covid-19, gây lụt Internet với memes, những hình ảnh khoe khoang về lãi và chán nản khi thua lỗ. Nhưng giờ đây, họ đang ngày càng gắn kết với những ông lớn trong ngành tài chính, giúp củng cố và mở rộng chu kỳ tăng giá đáng chú ý nhất lịch sử.

Chứng khoán phục hồi trở lại - MSCI All Country World Index. Nguồn: FT

Chỉ số MSCI All-Country World đã tăng thêm 12.2% trong tháng 11 - tháng tốt nhất được ghi nhận - chạm mức cao nhất mọi thời đại mới. Chỉ số này đã tăng thêm 30 nghìn tỷ đô la vốn hóa thị trường kể từ mức thấp nhất trong tháng 3.

Hơn nữa, giai đoạn này đợt tăng chủ yếu được hỗ trợ bởi các nhóm ngành lớn bị bỏ lại sau đại dịch, chẳng hạn như cổ phiếu năng lượng, hãng hàng không, tập đoàn khách sạn, ngân hàng châu Âu, các công ty nhỏ của Mỹ và các thị trường mới nổi. Thật vậy, nó đã trở thành một khái niệm mà một số nhà phân tích gọi là “tất cả mọi thứ đều tăng giá”, với trái phiếu rủi ro cao, đồng, dầu và thậm chí cả Bitcoin tăng mạnh. Các thị trường chính duy nhất bị ảnh hưởng tiêu cực là các tài sản trú ẩn truyền thống, chẳng hạn như trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và vàng.

Bối cảnh điên cuồng dường như là không thể tránh khỏi. Làn sóng Covid-19 thứ hai đang làm sáng tỏ sự phục hồi kinh tế dự kiến từ cú sốc tháng Ba tàn khốc. Xét trên toàn cục, nền kinh tế toàn cầu có khả năng suy giảm 4.4% trong năm nay, theo IMF - một sự suy giảm chưa từng thấy kể từ cuộc Đại suy thoái.

Tin tức về vắc-xin sẽ mở rộng đà tăng của chứng khoán vào cuối năm 2020 Nguồn: FT

Tuy nhiên, sự xuất hiện của một số loại vắc-xin Covid-19 hiệu quả, đáng tin cậy đã làm bùng nổ sự lạc quan rằng nền kinh tế toàn cầu đã sẵn sàng cho một sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021, khi đại dịch đã rút đi nhưng các biện pháp kích thích đặc biệt tích cực vẫn tiếp tục khiến dòng tiền đổ về hệ thống tài chính.

Peter Oppenheimer, giám đốc chiến lược cổ phiếu toàn cầu tại Goldman Sachs, cho biết: “Vắc-xin là nhân tố thay đổi cuộc chơi. Hy vọng là một chuyện, thực sự nhìn thấy bằng chứng (về vắc-xin) lại là chuyện khác. Và bằng chứng tốt hơn nhiều so với những gì mọi người mong đợi. Chúng tôi vẫn lạc quan rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục sinh lời tốt trong năm tới. "

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư và nhà phân tích vẫn không yên tâm về khả năng phục hồi hiện tại. Đúng vậy, vắc-xin hiệu quả có thể ngăn chặn Covid-19, nhưng hiện tại virus đang để lại những thiệt hại khủng khiếp sẽ mất nhiều thời gian để chữa lành.

Dòng tiền mạnh mẽ đổ vào các quỹ cổ phiếu trong 3 tuần liên tiếp. Nguồn: FT

Nhận thấy những dấu hiệu lạc quan không đáng có giữa các nhà quản lý quỹ, chiến lược gia đầu tư chính của Bank of America, Michael Hartnett, khuyến nghị rằng các nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu trong những tuần và tháng tới, cho rằng thị trường hiện đang tiến đến giai đoạn “tăng trưởng hoàn toàn” và có khả năng sẽ điều chỉnh.

Jeremy Grantham, người sáng lập nổi tiếng của tập đoàn đầu tư GMO, cho rằng ngay cả điều nói trên cũng lạc quan. Ông cho rằng các thị trường đã vượt qua giai đoạn “tăng trưởng hoàn toàn” và đang ở trong giai đoạn “tan chảy” của bong bóng, sánh ngang với hai bong bóng lớn nhất trong thế kỷ qua.

Sự điên rồ trên thị trường hiện nay tương tự như cuối năm 1999 hoặc 1929, ông lập luận. "Điều này gây hoang mang, ấn tượng và đối với những nhà lịch sử học tài chính như tôi, nó thật thú vị. Có vẻ chúng ta đang mắc kẹt trong bong bóng vào mùa hè này, nhưng sự điên rồ thực sự mới chỉ xuất hiện trong vài tháng qua."

Giai đoạn đầu tiên của nhịp tăng được hỗ trợ bởi các gói kích thích tài khóa và tiền tệ khổng lồ từ các ngân hàng trung ương và chính phủ trên khắp thế giới, tổng trị giá hàng nghìn tỷ đô la. Các nhà phân tích nói rằng tác động của chính sách tiền tệ siêu mở rộng bao gồm lãi suất rất thấp - và triển vọng của nó sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới - vẫn là động lực chi phối.

Nhưng sự thay đổi của tháng 11 từ lạc quan sang gần hưng phấn đã được kích hoạt bởi sự liên kết của một số yếu tố. Đầu tiên, Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ nhưng đảng Dân chủ chưa giành được quyền kiểm soát Thượng viện. Đối với nhiều nhà đầu tư, đây gần như là một kết quả hoàn hảo, vừa loại bỏ một Donald Trump thất thường, vừa cản trở các phần cấp tiến hơn trong chương trình nghị sự của đảng Dân chủ - chẳng hạn như tăng thuế đối với các doanh nghiệp lớn.

Trong khi một liều kích thích tài khóa quy mô lớn khó có thể được thông qua, điều đó có nghĩa Fed sẽ tiếp tục bàn đạp "chính sách tiền tệ".“Gridlock is Goldilocks,” là tiêu đề ngắn gọn trong ghi chú của một nhà phân tích Phố Wall về chủ đề này. Việc Tổng thống Donald Trump từ chối chấp nhận kết quả đã không gây ra bất kỳ tình trạng bất ổn đáng kể nào khiến các nhà đầu tư nhẹ nhõm hơn.

Sau đó, BioNTech-Pfizer, Moderna và đại học Oxford-AstraZeneca thông báo rằng họ đã phát triển vắc-xin Covid-19  có hiệu quả hơn mong đợi trong hầu hết các trường hợp. Điều này đã tạo ra một cú sốc lớn cho thị trường toàn cầu, dự tính sẽ dần bình thường hóa nền kinh tế trong năm tới, với nhu cầu bị dồn nén và chính sách tiền tệ siêu mở rộng thúc đẩy một đà tăng trưởng lớn.

Nền kinh tế thế giới phục hồi hậu Covid-19. Nguồn: FT

Các báo cáo công bố lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trở lại đã củng cố sự lạc quan. Và để chốt lại, tuần trước, có tin ông Biden sẽ bổ nhiệm cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Janet Yellen làm Bộ trưởng Tài chính. Điều đó làm tăng triển vọng hoạch định chính sách tài khóa-tiền tệ được phối hợp tích cực để chống lại thiệt hại kinh tế do Covid-19 gây ra, càng làm hài lòng các nhà đầu tư.

Ed Yardeni của Yardeni Research đã gọi bà Yellen là “Bà tiên đỡ đầu của thị trường bò” khi bà là chủ tịch ngân hàng trung ương vào năm 2014-18, do quan điểm ôn hòa của bà và cho rằng việc bà tái xuất hiện như một nhà hoạch định chính sách là một dấu hiệu tích cực cho cổ phiếu. “Bây giờ với tư cách là Bộ trưởng tài chính, bà sẽ tiếp tục vẫy chiếc đũa thần của mình,” ông lập luận.

Sự kết hợp giữa các yếu tố là trên cả tuyệt vời. Các nhà quản lý quỹ đã không hy vọng rằng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ được cải thiện kể từ năm 2002, theo một cuộc khảo sát của Bank of America. Dự trữ tiền mặt của họ đã giảm 1.8 điểm phần trăm trong 7 tháng qua - mức sụt giảm nhanh nhất từ trước tới nay - xuống gần 4 phần trăm. Cuộc khảo sát cho thấy mức độ lạc quan của các nhà quản lý quỹ đối với cổ phiếu đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2018, khi thị trường đang đắm mình dưới ánh sáng cắt giảm thuế doanh nghiệp của ông Trump.

Các nhà đầu tư cũng đang bơm thêm tiền vào các quỹ. Các quỹ đầu tư cổ phiếu trên toàn cầu đã thu về gần 90 tỷ đô la kể từ đầu tháng 11, sau ba tuần đổ tiền mạnh nhất được ghi nhận. Goldman Sachs ước tính rằng các vị thế short đối với chứng khoán Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2004.

Liz Ann Sonders, chiến lược gia đầu tư tại Charles Schwab cho biết: “Các loại vắc-xin đã củng cố quan điểm rằng ngay cả khi chúng ta vẫn đang ở trong một đường hầm tăm tối, thì vẫn có ánh sáng phía cuối con đường. “Tâm lý hứng khởi ban đầu chỉ xuất hiện ở các trader giao dịch trong ngày, nhưng kể từ khi có tin tức về Pfizer, chúng tôi nhận thấy rằng tâm lý đó đã lan tỏa ra toàn thị trường”.

Bên cạnh việc thúc đẩy nhiều chỉ số thị trường chứng khoán chính lên mức cao kỷ lục, luồng tin tức tháng 11 đã kích hoạt một cơn địa chấn "xoay" nhà đầu tư khỏi các cổ phiếu được coi là kẻ chiến thắng trong kỷ nguyên Covid và chuyển sang các ngành công nghiệp bị đánh bại gắn liền với sức khỏe của kinh tế toàn cầu. Những gì đã từng dẫn dắt đà tăng - nhóm Big Tech - đã chìm trong sắc đỏ vào tháng 11.

Cổ phiếu ngân hàng châu Âu và cổ phiếu năng lượng toàn cầu đã mất khoảng một nửa giá trị tính đến thời điểm tháng 3, và kể từ đó phần lớn đã suy yếu. Nhưng trong tháng 11, chúng đã tăng lần lượt 30% và 35%. Cổ phiếu hàng không tăng hơn 30%. Chỉ số Russell 2000 của các công ty vốn hóa nhỏ của Mỹ đã tăng hơn 18%, gần gấp đôi mức tăng của các “anh lớn” của nó là chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100. Cổ phiếu thị trường mới nổi đã tăng hơn 9% trong tháng 11, mức tăng hàng tháng lớn nhất trong gần 4 năm. Trái phiếu rủi ro cao gần như đã lấy lại tất cả những gì đã mất trong năm 2020.

NHTW đã đưa ra nhiều quyết sách mạnh mẽ để chữa lành những thiệt hại do đại dịch. Nguồn: FT

Sự đồng thuận sợ hãi

Tuy nhiên, có một nguy cơ là các thị trường tràn ngập kích thích và vắc-xin có thể trở nên lãng quên khi những nguy cơ kinh tế trước mắt vẫn tiếp tục kéo dài và những thiệt hại to lớn lâu dài hơn mà đại dịch đã gây ra. Ngay cả Morgan Stanley, một trong những ngân hàng đầu tư tích cực ở Phố Wall, cũng thừa nhận rằng có nguy cơ xảy ra hỗn loạn trong ngắn hạn cho thị trường ", vì sự hưng phấn này.

Lori Heinel, giám đốc đầu tư của State Street Global Advisors, thừa nhận rằng sự lạc quan từ lâu của cô ấy giờ đã trở nên phổ biến khiến cô ấy phải tạm dừng. “Đó là một điều khiến tôi thức đêm, rằng chúng tôi vô cùng đồng thuận,” cô nói. “Điều đó khiến tôi lo lắng khi tất cả chúng ta đều lạc quan giống nhau.”

Mặc dù sự phát triển của các loại vắc xin hiệu quả là khả quan không thể nghi ngờ, một số nhà kinh tế chỉ ra rằng sẽ mất đến một năm để sản xuất và phân phối đủ số lượng vắc xin này để tiêm chủng cho hầu hết thế giới. Trong khi đó, làn sóng Covid-19 thứ hai đang đe dọa  sự phục hồi kinh tế của mùa hè.

Theo Deutsche Bank, các lệnh phong tỏa mới của châu Âu có nghĩa là tất cả các nền kinh tế lớn của khu vực đang phải hứng chịu một đợt suy thoái khác. Tại Hoa Kỳ, kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn của tuần trước có thể trở thành một "sự kiện siêu lây lan" có thể dẫn đến một đợt suy thoái khác trong quý đầu tiên của năm 2021, Michael Feroli, nhà kinh tế trưởng của JPMorgan tại Mỹ cho biết. Kỳ nghỉ Giáng sinh đang đến gần có thể trở thành ổ dịch Covid-19 thậm chí còn lớn hơn đối với nhiều quốc gia khác.

Một số nhà phân tích lưu ý rằng hai cuộc bầu cử ghế Thượng viện còn lại vào tháng Giêng cũng có thể làm đảo lộn thị trường. Nếu đảng Dân chủ chiến thắng, đảng này trên thực tế sẽ được hưởng quyền kiểm soát cả hai nhánh hành pháp và lập pháp. Điều đó có thể dẫn đến một gói kích thích lớn hơn, nhưng lại đưa việc tăng thuế doanh nghiệp và các động thái quy định chặt chẽ hơn trở lại chương trình nghị sự, có khả năng khiến thị trường sảy chân.

Ngược lại, các chính phủ từ chối duy trì thêm các biện pháp kích thích và thu hồi chi tiêu công quá nhanh - như đã xảy ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - có thể làm suy yếu đà phục hồi của thị trường, các nhà phân tích khác cảnh báo. “Chúng tôi nghi ngờ rằng các nhà hoạch định chính sách nói chung sẽ cảnh giác với việc tham gia vào các động thái thắt lưng buộc bụng trong thời gian này. Tuy nhiên, có nguy cơ họ sẽ thu hồi hỗ trợ tài khóa quá sớm, ”John Higgins, nhà phân tích tại Capital Economics, cho biết. “Điều đó có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán”.

Các doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Nguồn: FT

Các nhà đầu tư cho biết thị trường tài chính đang hướng tới tương lai và có thể sẽ vượt qua một vài tháng khó khăn bằng cách tập trung vào triển vọng tươi sáng hơn trong năm tới. IMF đã ấn định mức tăng tưởng 5.2% cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2021. Nhưng với sự phục hồi kinh tế đã được phản ánh vào thị trường chứng khoán, ngay cả một sự thất vọng nhỏ nhất trong năm tới cũng có thể làm đảo lộn thị trường.

Hơn nữa, thị trường chứng khoán có thể bị tổn hại nếu lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng cao hơn - có lẽ được thúc đẩy bởi sự gia tăng lạm phát được dự báo từ lâu vào năm 2021, bà Sonders nói. Cổ phiếu được hưởng lợi rất nhiều từ lợi suất trái phiếu thấp, cả do lợi nhuận dự kiến ít ỏi của và vì chúng trực tiếp ảnh hưởng đến cách các nhà đầu tư đánh giá thu nhập tương lai của cổ phiếu. Lợi suất trái phiếu tăng có thể khiến các cổ phiếu công nghệ đang phát triển nhanh - vốn đã chiếm ưu thế về lợi nhuận trong năm nay - đặc biệt được định giá cao.

Tuy nhiên, một năm tốt đẹp nhưng một thập kỷ biến động hơn có thể là hệ quả tất yếu của các biện pháp mà chính phủ và các ngân hàng trung ương thực hiện kể từ tháng 3, một số nhà phân tích cảnh báo.

Trong khi Goldman Sachs đưa ra một số dự báo kỳ lạ nhất của Phố Wall cho năm tới, thì ông Oppenheimer thừa nhận rằng triển vọng dài hạn còn tồi tệ hơn, do gánh nặng nợ nần chồng chất, mà ông tin rằng theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, giá cổ phiếu vốn đã cao và phạm vi hạn chế cho lợi suất trái phiếu giảm. Ông nói: “Mặc dù điểm đảo chiều trong nền kinh tế toàn cầu và lợi nhuận của công ty có thể sẽ mạnh mẽ, hỗ trợ một giai đoạn tốt cho thị trường chứng khoán, nhưng chúng ta có thể sẽ chứng kiến lợi nhuận thấp hơn so với những gì chúng ta đã thấy trong thập kỷ trước."

Lori Heinel, CIO tại State Street Global Advisors, cho biết thị trường đang 'cực kỳ đồng thuận', nhưng người sáng lập GMO Jeremy Grantham cảnh báo rằng các thị trường đã vượt qua giai đoạn 'tăng trưởng hoàn toàn'.
Nguồn: FT

Thị trường liệu còn dư địa tăng trưởng?

Những chú bò không hề nản lòng. Ông Peterffy tính toán rằng với sự nới lỏng của chính phủ được ngân hàng trung ương tài trợ, thị trường chứng khoán có thể tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới - mặc dù có một số rung lắc trong suốt chặng đường, ngay cả khi ông nghi ngờ rằng lạm phát là không thể tránh khỏi, và sẽ nuốt chửng phần lớn lợi nhuận trong điều kiện thực tế. “Điều này có vẻ như sẽ không sớm kết thúc,” ông nói.

Ông Grantham nói rằng sự hưng phấn là “hoàn toàn dễ hiểu”, với viễn cảnh chính sách tiền tệ siêu mở rộng trong nhiều năm tới và các loại vắc-xin “thành công ngoạn mục” đang bắt đầu được các cơ quan quản lý phê duyệt.

Nhưng ông nghi ngờ rằng một khi vắc-xin thực sự bắt đầu được sử dụng trên quy mô lớn và đại dịch rút đi, nhiều nhà đầu tư sẽ nhận ra thực tế rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề hóc búa từ trước và đã trở nên trầm trọng hơn do virus.

“Trong khi tâm lý phấn khích này vẫn tiếp diễn, thật khó để tưởng tượng bong bóng sẽ vỡ ,” ông nói. "Nhưng nếu nhìn vào dữ liệu bạn sẽ nghĩ rằng điều này có thể sẽ xảy ra trong tương lai rất gần"

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ