Thâm hụt ngân sách Mỹ tăng lên 2.240 tỷ USD

Thâm hụt ngân sách Mỹ tăng lên 2.240 tỷ USD

14:04 14/07/2021

Theo báo cáo ngày 13/7 của Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách của nước này tăng vọt lên mức 2.240 tỷ USD trong 9 tháng đầu tài khóa 2021 (kết thúc vào ngày 30/9).

Thu ngân sách liên bang trong chín tháng trên tăng lên mức 3.050 tỷ USD, trong khi tổng chi tăng lên 5.290 tỷ USD, chủ yếu do các khoản trợ cấp thất nghiệp và các chương trình kích thích kinh tế trong đại dịch. 

Đầu tháng này, Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2021 sẽ lên đến 3.000 tỷ USD, gần với mức kỷ lục 3.130 tỷ USD trong tài khóa 2020, với tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP là cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới II.

Nhà Trắng công bố đề xuất ngân sách 6.000 tỷ USD cho tài khóa 2022, khiến các nghị sĩ của đảng Cộng hòa và các nhà theo dõi ngân sách lên tiếng.

Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang có trách nhiệm, Maya MacGuineas, cho rằng việc chi thêm 3.000 tỷ USD, 4.000 tỷ USD hay thậm chí là 6.000 tỷ USD trong khi nguồn thu không tăng đủ hay không cắt giảm chi tiêu để bù lại là một điều rất đáng quan ngại.

Khi nợ công trên đà tăng lên mức cao kỷ lục mới và nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi, bất kể khoản đầu tư lớn nào cũng cần tránh làm tăng thêm nợ.

Theo bà MacGuineas, các nhà hoạch định chính sách cần đề ra một tiến trình ngân sách vững chắc trước khi bàn đến việc sẽ chi hàng nghìn tỷ USD theo các chính sách mới. Tình hình ngân sách đang ra ngoài tầm kiểm soát.

Nước Mỹ cần có một tiến trình ngân sách thích hợp hơn, nhưng một khởi đầu tốt đẹp sẽ phải xuất phát từ những quy định hiện có.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hợp đồng tương lai Mỹ "lấy lại phong độ" sau phiên giao dịch ảm đạm cuối năm
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Hợp đồng tương lai Mỹ "lấy lại phong độ" sau phiên giao dịch ảm đạm cuối năm

Thị trường tài chính toàn cầu đã có sự phân hóa rõ rệt trong phiên giao dịch đầu năm 2025 tại châu Á. Thị trường chứng khoán Trung Quốc chìm trong sắc đỏ sau khi dữ liệu kinh tế cho thấy lĩnh vực sản xuất tăng trưởng chậm lại, phản ánh những khó khăn trong việc phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, giá khí đốt tại châu Âu tăng mạnh sau khi dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine bị gián đoạn, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung năng lượng trong bối cảnh mùa đông khắc nghiệt.
Năm 2025 đầy thách thức trên bàn cờ quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Năm 2025 đầy thách thức trên bàn cờ quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình

Khi mới nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện sự thận trọng về tương lai của Trung Quốc. Trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo, ông nhấn mạnh: "Sự nghiệp của chúng ta càng tiến xa, chúng ta càng đối mặt với nhiều tình huống và vấn đề mới, càng phải đương đầu với nhiều rủi ro và thách thức, đồng thời càng phải sẵn sàng cho những diễn biến khó lường".
Khó khăn khi làm bạn với Mỹ: Thương vụ Nippon Steel và bài học từ "friendshoring"
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khó khăn khi làm bạn với Mỹ: Thương vụ Nippon Steel và bài học từ "friendshoring"

Năm 2024 chứng kiến sự suy yếu của thuật ngữ “friendshoring” sau những tranh cãi và thử thách thực tế. Dù mang trong mình hy vọng về một liên minh bền vững, khái niệm này đã bị thử thách bởi các yếu tố địa chính trị và kinh tế. Mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt trong thương vụ Nippon Steel, phản ánh sự phức tạp của "tình bạn" trong chính sách đối ngoại hiện đại.
Đồng USD giảm nhẹ trong phiên giao dịch thận trọng đầu năm 2025, Yên Nhật "lơ lửng" ở đáy 5 tháng
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng USD giảm nhẹ trong phiên giao dịch thận trọng đầu năm 2025, Yên Nhật "lơ lửng" ở đáy 5 tháng

Bước vào phiên giao dịch đầu năm 2025, đồng USD có những dao động nhẹ sau một năm thống trị mạnh mẽ trước các đồng tiền chủ chốt. Trong khi đó, đồng yên Nhật vẫn đang chạm đáy trong vòng hơn 5 tháng, phản ánh tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước viễn cảnh Mỹ duy trì chính sách lãi suất cao kéo dài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ