Thế giới đang ở đâu trên đường cong đồ thị COVID-19?

Thế giới đang ở đâu trên đường cong đồ thị COVID-19?

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

23:32 06/04/2020

Cách đây hai tuần, khi 1.7 tỷ người đang bị cách ly trên khắp thế giới (con số hiện nay đã nhảy vọt lên 3 tỷ), dường như cả nhân loại đã tuyệt vọng khi không biết mình chính xác đã đi tới đâu và còn phải chịu đựng những gì cho tới khi dịch bệnh này kết thúc. Ngân hàng JPMorgans đã cố gắng diễn giải trực quan để giúp chúng ta thấy mình đang ở đâu trên "đường cong" của đồ thị virus Corona, dưới đây là hai biểu đồ chính của nhóm nghiên cứu JPMorgans mà chúng ta cần lưu tâm:

1. Thế giới tính đến ngày 24/3

Tin tốt: Trung Quốc đã ở giai đoạn phục hồi.(Mặc dù có nhiều đồn đoán về độ tin cậy của số liệu nước này đưa ra). Tin tốt thứ hai là: Hàn Quốc đã đến rất gần đỉnh dịch và đứng trước cơ hội sang bên kia trườn dốc của đồ thị, các thông tin về ca nhiễm mới xuất hiện với tần suất thấp hơn trong vài ngày sau đó sẽ giúp Hàn Quốc được xét vào nhóm đang phục hồi.

Tin không tốt lắm: cả Ý và Iran đều trong giai đoạn "tạo đỉnh". Nếu họ không ngăn chặn được đợt bùng phát vào thời điểm này, khi đang tiến rất gần tới pha phục hồi, tình hình sẽ trở nên rất tệ vì phần lớn dân số có thể bị nhiễm bệnh. Đằng sau Ý và Iran là phần còn lại của Châu Âu, với Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh đều đang trong giai đoạn tăng tốc. Trách nhiệm lúc này đè nặng lên vai của các chính phủ làm sao để thực hiện chính sách phong tỏa thành công.

Cuối cùng, tin xấu: cả Mỹ và Ấn Độ đều ở giai đoạn đầu của đường cong đồ thị Corona và mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tuần tới.

Biểu đồ dưới đây là những gì thế giới trải qua cho đến ngày 24/3:

Đường cong diễn biến virus Corona tính đến 24/3

2. Thế giới từ 24/3 đến hôm nay:

Trước tiên, tin xấu: Cho tới 24/3, chỉ có khoảng 350,000 ca nhiễm trên toàn cầu, với 15,000 ca tử vong. Nhưng hôm nay, tổng số ca nhiễm đã tăng lên 1.2 triệu, tương đương với mức tăng 80,000 ca mỗi ngày, và khoảng 67,000 ca tử vong, trung bình tăng 8,000 ca mỗi ngày.

Và tiếp theo là tin tốt: từng ngày trôi qua, thế giới - với phần lớn dân số đang thực thi lệnh phong tỏa - đang dịch chuyển dần đến đỉnh dịch. Tất cả các quốc gia vừa trải qua giai đoạn tăng tốc với số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân, thì nay tốc độ lây nhiễm đã giảm dần, điều này cho thấy khả năng tiến tới đỉnh dịch chỉ là vấn đề thời gian, sau đó số lượng các ca nhiễm mới sẽ bắt đầu giảm mạnh.

Điều này có nghĩa là mặc dù số ca nhiễm ở Mỹ tiếp tục tăng vọt, nhưng chút tia sáng nơi cuối đường hầm đang dần xuất hiện, báo hiệu rằng Mỹ sẽ bước vào giai đoạn giảm tốc trong thời gian tới.

Nhưng có một cảnh báo đáng chú ý: các nước có dân số lớn như Brazil, Indonesia và Philippines hiện chỉ mới bước vào giai đoạn tăng tốc, vì thế số ca nhiễm mới trên toàn cầu hoàn toàn có thể tiếp tục tăng vọt trong những tuần tới nếu quản lý không tốt.

Đường cong diễn biến virus Corona thời điểm hiện tại

Dưới đây là ý kiến của nhóm nghiên cứu virus tại JPMorgans về tình hình thế giới hiện nay trước đại dịch:

“Từ góc độ các mô hình định lượng dịch tễ học, giả sử 0.1-0.2% dân số trên toàn cầu (tương đương 8-16 triệu người) là đối tượng ban đầu tiếp xúc với dịch bệnh, kịch bản khiêm tốn nhất cũng sẽ dẫn đến 10% trong số đó có khả năng dương tính với virus, theo đánh giá của chúng tôi. Trong bối cảnh hiện nay, đã có hơn 1 triệu ca nhiễm bị phát hiện dương tính, con số này vượt quá ngưỡng giả định 10% của nhóm 0.1% dân số trên toàn cầu nêu ra ở trên.

Ba điều quan trọng chúng tôi rút ra được cho đến nay là: (1) thời gian ủ bệnh của Covid-19 có thể lên đến hai tuần, và khó để nhìn ra triệu chứng của người bệnh trong giai đoạn đó, nguồn cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm cũng rất hạn chế. Do đó, (2) nếu chúng tôi giả sử rằng các trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo chỉ chiếm khoảng 1/3 đến 1/4 tổng số ca nhiễm, thì 0.4-0.5% dân số toàn cầu có thể đã tiếp xúc với Covid-19. (3) Với các nỗ lực toàn cầu nhằm giảm số ca nhiễm mới, như lệnh ‘giãn cách xã hội’ và phong tỏa thành phố, chu kỳ lây nhiễm dịch bệnh, hiện đang ở giai đoạn tăng theo cấp số nhân (pha tăng tốc), sẽ dần chuyển sang giai đoạn tăng chậm lại (pha tích lũy).”

Từ đánh giá trên của JPMorgans, có thể suy luận rằng một vài tin tốt đã xuất hiện khi ngân hàng này cho rằng “đỉnh dịch sẽ xuất hiện trong vòng 1-2 tháng tới”. Nhưng rủi ro sẽ vẫn song hành khi số ca nhiễm giảm dần khiến người dân lơ là việc thực hiện các biện pháp phòng tránh như giãn cách xã hội, đây chính là nguy cơ khiến dịch bệnh bùng phát trở lại. Trên thực tế, điều này đã và đang xảy ra tại Nhật Bản khi hôm qua (5/4) nước này ghi nhận thêm 118 ca nhiễm mới.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ