Thị trường việc làm của Mỹ đang bước vào suy thoái rõ rệt
Nguyễn Phương Anh
Junior Analyst
Mặc dù dữ liệu về bảng lương vẫn cho thấy tình hình khả quan, nhưng thị trường lao động của Mỹ đang có dấu hiệu đi xuống thấy rõ khi số người thất nghiệp hoặc mong muốn chuyển việc ngày càng gia tăng.
Không khó để nhìn nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ trong 6 tháng qua ổn định và bắt đầu tăng dần có tác động từ sự gia tăng nhân lực tham gia thị trường lao động, nhận định từ Goldman Sachs. Sự tái cân bằng của nền kinh tế đã giúp chúng ta kiểm soát tình trạng lạm phát có thể là một khả năng. Cả hai lập luận đều không nắm bắt được xu hướng thay đổi trong thị trường lao động của năm nay, hoặc cho người lao động biết họ có thể hình dung ra sao về triển vọng việc làm của họ trong thời gian tới. Mặc dù nguy cơ bị sa thải từ phía doanh nghiệp vẫn duy trì ở tỷ lệ thấp, nhưng đối với tỷ lệ những người thất nghiệp hoặc đang tìm cách chuyển việc, họ đang ở trong tình thế khó khăn hơn rất nhiều so với 05 năm về trước, khi chưa có dịch COVID-19. Chúng ta không nên che đậy hoặc né tránh thực tại, khi số lượng các chỉ báo về sự suy thoái liên tiếp ngày một tăng, chừng nào Cục Dự trữ liên bang vẫn giữ lãi suất ở mức có thể kìm hãm nền kinh tế hiện tại.
Biểu đồ 1: Thị trường việc làm đang bước vào trạng thái bất ổn tại Mỹ
Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhưng đang tăng dần
Nguồn: Bộ Thống kê Lao động của Mỹ. Số liệu chưa được điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ.
Tình trạng khó khăn diễn ra trên thị trường lao động có thể nhận biết thông qua các chỉ số sau: Tỉ lệ thất nghiệp ở mức 3.9% vào tháng Mười, vẫn tương đối thấp so với lịch sử, tương đương với tỷ lệ sa thải. Tỉ lệ những người Mỹ nằm ở độ tuổi lao động và đang có việc làm - được phân loại là những người nằm trong độ tuổi từ 25 tới 54 - ở mức 80.6%, cao hơn bất kỳ thời điểm nào ở trong giai đoạn từ 2002 tới 2019. Sẽ không sai nếu nói rằng một tỷ lệ lớn người Mỹ đang có việc làm, và họ cảm thấy tương đối an tâm với công việc hiện tại. Đó là tin tốt. Với những người đang thất nghiệp hoặc không nằm trong lực lượng lao động nhưng muốn tìm việc làm, thị trường lao động có thể nói là đang ở vị thế cân bằng, nhưng có xu hướng xấu dần.
Biểu đồ 2: Quyền lực đang thay đổi dần
Tỷ lệ tuyển dụng lao động chỉ ngang hàng so với giai đoạn 2015 - 2017
Nguồn: Bộ Thống kê Lao động của Mỹ. Số liệu hàng tháng chưa được điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ.
Tỷ lệ người lao động được tuyển dụng vào tháng Chín vẫn giữ nguyên trong ba tháng liên tiếp trở lại đây, ở mức thấp sau đại dịch, tương đương với thời điểm chúng ta quan sát giai đoạn 2015-2017. Đó là những năm ổn định với người lao động, nhưng không bằng giai đoạn 2019-2022. Tỉ lệ tuyển dụng luôn ở mức trung vị, nếu chúng ta nhìn lại thời điểm bắt đầu chuỗi dữ liệu vào năm 2000.
Biểu đồ 3: Sự lạc quan đang dần biến mất
Hội đồng Kinh tế CB khảo sát cho thấy mức độ tự tin về triển vọng thị trường việc làm đang giảm sút
Nguồn: Conference Board
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng hàng tháng do Hội đồng kinh tế (Conference Board - CB) đã khảo sát người lao động về việc họ cảm thấy số lượng công việc trên thị trường có dồi dào hay không, và dựa trên câu trả lời, chúng ta thấy tình hình trượt giá đáng kể. Vào tháng Mười, 39.4% người trả lời cho rằng số lượng công việc trên thị trường vẫn rất nhiều, giống như những gì họ quan sát vào đầu năm 2018, nhưng có sự suy giảm từ năm 2019 hoặc cuối năm 2021 - đầu năm 2022. Chỉ số chênh lệch lao động - một chỉ số giúp ta quan sát được nhu cầu và nguồn cung lao động - đã duy trì ở mức thấp so với tỉ lệ trung bình của năm 2019, tính từ tháng Năm cho tới hiện tại. Người lao động có thể nhận thấy tình trạng suy thoái trong thị trường việc làm đã không được thể hiện đầy đủ trong bảng lương.
Biểu đồ 4: Ngày càng có nhiều đơn xin trợ cấp thất nghiệp
Số đơn trợ cấp hàng tuần lũy kế đã tăng hơn 25% so với năm trước
Nguồn: Cơ quan Lao động và Đào tạo của Mỹ
Mặc dù tỉ lệ sa thải vẫn thấp, số người thất nghiệp ngày một gia tăng do nhu cầu tuyển dụng giảm. Dữ liệu không điều chỉnh theo mùa về các đơn xin trợ cấp thất nghiệp liên tục, hoặc số liệu về những người đang nhận trợ cấp thất nghiệp, hiện đã tăng hơn 25% so với 01 năm về trước. Bên cạnh đó, trong các báo cáo công việc hàng tháng, số lượng người trở nên thất nghiệp trong ít nhất 05 tuần đã tăng theo tỉ lệ từ 02 chữ số trong tháng Chín và tháng Mười so với cùng kỳ năm ngoái trong vòng 25 năm qua, cho thấy nền kinh tế đã thực sự suy thoái.
Biểu đồ 5: Dấu hiệu suy thoái?
Số lượng người lao động không có việc làm từ 5-14 tuần tăng hơn 11.6% trong tháng 10/2023.
Nguồn: Bộ Thống kê Lao động Mỹ
Tuy nhiên, quá trình phục hồi sau đại dịch đã có những biến động khó lường. Nền kinh tế hiện không ở trong thời kỳ suy thoái, và chúng ta có thể thấy các mô hình lịch sử trên thị trường lao động đang phá vỡ chu kỳ này. Tôi có thể giải thích về sự suy giảm trong tỉ lệ tuyển dụng bằng cách nói rằng các công ty đã phải tranh giành nhân công khi nhu cầu bùng nổ vào năm 2021 và 2022; và cho tới nay, nhiều công ty nhận thấy mình có đủ hoặc thừa nhân lực, và cần hạn chế tuyển dụng.
Về phía người lao động, một số người có thể đã rút ra bài học sâu sắc từ thị trường lao động trong hai năm vừa qua và trở nên phi lý trong các yêu cầu về công việc - điều đã khiến họ khó được tuyển dụng nữa. Mặc dù đây có thể là một góc nhìn đúng đắn để suy ngẫm từ dữ liệu – và tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ vượt qua suy thoái vào năm 2024 – nhưng thật hợp lý khi kỳ vọng tình trạng hiện nay sẽ suy yếu dần, khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tin rằng chính sách tiền tệ “có thể bị hạn chế đáng kể”. Bất kỳ sự suy thoái kéo dài trong tỷ lệ tuyển dụng hoặc sự gia tăng tỷ lệ sa thải sẽ tác động tới thị trường lao động, từ trạng thái phân đôi hoặc cân bằng sang trạng thái mà phần lớn người lao động bắt đầu lo ngại về việc giữ hoặc kiếm được việc làm. Và nếu kịch bản đó xảy ra, người tiêu dùng có thể bắt đầu hạn chế mức chi tiêu của mình, tạo ra loại rủi ro suy thoái mà nền kinh tế Hoa Kỳ đã luôn tránh khỏi cho tới nay.
Bloomberg