Thượng viện Mỹ tiến gần thỏa thuận tạm thời ngăn chính phủ vỡ nợ

Thượng viện Mỹ tiến gần thỏa thuận tạm thời ngăn chính phủ vỡ nợ

14:11 07/10/2021

Ngày 6/10, Thượng viện Mỹ dường như đã tiến gần tới việc đạt được thỏa thuận tạm thời nhằm ngăn chặn kịch bản chính phủ vỡ nợ trong 2 tuần tới.

Thượng viện Mỹ dường như đã tiến gần tới việc đạt được thỏa thuận tạm thời nhằm ngăn chặn kịch bản chính phủ vỡ nợ trong 2 tuần tới, sau khi các nghị sĩ đảng Dân chủ ngày 6/10 để ngỏ khả năng chấp nhận một đề xuất của đảng Cộng hòa nhằm khai thông bế tắc chính trị giữa hai đảng.

Đảng Dân chủ đã hủy bỏ cuộc bỏ phiếu vào đầu giờ chiều cùng ngày sau khi ông Mitch McConnell, nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa tại Thượng viện, đã đưa ra kế hoạch nhằm kéo dài thêm thời gian để giải quyết vấn đề.

Ông McConnell đề xuất rằng đảng Cộng hòa sẽ cho phép gia hạn trần nợ liên bang tới tháng 12. Theo ông, điều này sẽ giúp đảng Dân chủ có thêm thời gian để tìm kiếm giải pháp dài hạn và sẽ bảo vệ nước Mỹ tránh một cuộc khủng hoảng trong ngắn hạn.

Đảng Dân chủ có thể sử dụng những tuần tới để thông qua việc gia hạn mức nợ trần liên bang bằng một quá trình phức tạp được gọi là cơ chế hòa giải, vốn bị đảng Dân chủ bác bỏ trước đó vì cho rằng điều này quá phức tạp và rủi ro. Ông McConnell cho biết đảng Cộng hòa sẽ nhượng bộ để giúp đẩy nhanh quá trình này.

Với cơ chế hòa giải, một đảng có thể thông qua một số dự luật nhất định với đa số phiếu ở Thượng viện thay vì phải 60 phiếu như thông thường.

Một số nghị sĩ đảng Dân chủ cho biết sẽ chấp nhận đề xuất trên. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ lập trường chính thức của đảng Dân chủ bởi lãnh đạo đảng này tại Thượng viện Chuck Schumer chưa đưa ra tuyên bố. Trong khi đó, người phát ngôn Jen Psaki cho biết Nhà Trắng vẫn chưa nhận được đề nghị chính thức.

Ngoài ra, nếu chấp nhận đề nghị trên, đảng Dân chủ vẫn sẽ phải một lần nữa giải quyết vấn đề trần nợ vào tháng 12 khi ngân sách liên bang sẽ cạn kiệt.

Điều này có thể làm phức tạp thêm nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm thông qua 2 dự luật chi tiêu quy mô lớn - vốn là một trong những trọng tâm trong chính sách đối nội của Tổng thống Joe Biden.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo nước này sẽ không còn nguồn lực tài chính để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ sau ngày 18/10 nếu quốc hội không nâng mức trần nợ công hiện nay 28.400 tỷ USD.

Bà nhận định nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái nếu Mỹ vỡ nợ.

Quốc hội Mỹ đã nhiều lần nâng trần nợ kể từ khi mức này được đặt ra và các cuộc bỏ phiếu thường diễn ra trong cả hai đảng. Trong nhiều năm qua, nâng trần nợ công là một vấn đề gây tranh cãi trong quốc hội Mỹ.

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối kế hoạch chi tiêu đầy tham vọng của chính quyền Tổng thống Biden trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời kêu gọi phải có nguyên tắc tài chính.

Nguy cơ chính phủ phải ngừng hoạt động đã trở thành nỗi ám ảnh trong các cuộc thương lượng về ngân sách tại quốc hội Mỹ.

Tổng thống Biden đang thúc đẩy hai gói chi tiêu khổng lồ trị giá 1.000 tỷ USD và 3.500 tỷ USD cho các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy an sinh xã hội.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ