Tìm hiểu về động thái điều hành của NHTW để giao dịch Forex thành công
Linh Đặng
Investment Analyst
Các ngân hàng trung ương thường cho rằng cần phải can thiệp vào thị trường forex để đảm bảo giá trị đồng tiền quốc gia của họ. Các ngân hàng trung ương có thể đạt được điều này bằng cách mua hoặc bán dự trữ ngoại hối hoặc đơn giản bằng cách đề cập rằng một loại tiền tệ cụ thể được định giá thấp hơn hoặc quá cao, cho phép những người tham gia thị trường ngoại hối thực hiện phần còn lại. Bài viết này xem xét các phương thức can thiệp khác nhau của ngân hàng trung ương và các sự kiện quan trọng cần ghi nhớ trước khi giao dịch.
Can thiệp ngoại hối là gì?
Can thiệp ngoại hối là quá trình ngân hàng trung ương mua hoặc bán ngoại tệ với nỗ lực ổn định tỷ giá hối đoái. Điều này thường đi kèm với một sự điều chỉnh tiếp theo của ngân hàng trung ương đối với nguồn cung tiền để bù đắp bất kỳ tác động kích thích không mong muốn nào trong nền kinh tế.
Cơ chế được đề cập ở trên sẽ được thảo luận ở phần sau, cùng với các phương pháp can thiệp khác.
Các traders nên giao dịch như thế nào?
Các traders phải ghi nhớ rằng khi các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối, diễn biến thị trường forex có thể cực kỳ biến động. Do đó, điều cần thiết là phải thiết lập một tỷ lệ rủi ro thích hợp và sử dụng quản lý rủi ro thận trọng.
Các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối khi xu hướng hiện tại là ngược lại với điều mà họ mong muốn. Do đó, giao dịch xung quanh sự can thiệp của ngân hàng trung ương cũng giống như giao dịch đảo chiều.
Ngoài ra, thị trường ngoại hối có xu hướng dự đoán sự can thiệp của ngân hàng trung ương, có nghĩa là không có gì lạ khi thấy những chuyển động đi ngược lại với xu hướng dài hạn trong những thời điểm dẫn đến sự can thiệp của ngân hàng trung ương.
Tại sao các NHTW lại can thiệp vào thị trường ngoại hối?
Các ngân hàng trung ương thường đồng ý rằng sự can thiệp là cần thiết nhằm kích thích nền kinh tế hoặc duy trì một tỷ giá hối đoái mong muốn. Các ngân hàng trung ương thường sẽ mua ngoại tệ và bán nội tệ nếu đồng nội tệ tăng giá đến mức khiến hàng xuất khẩu trong nước đắt hơn ra nước ngoài. Do đó, các ngân hàng trung ương cố tình thay đổi tỷ giá hối đoái để có lợi cho nền kinh tế địa phương.
Dưới đây là một ví dụ về sự can thiệp thành công của ngân hàng trung ương đối với sức mạnh của JPY so với USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho rằng tỷ giá hối đoái không thuận lợi và nhanh chóng can thiệp để giảm giá đồng Yên, dẫn đến việc tỷ giá USD/JPY tăng lên. Sự can thiệp diễn ra trong khoảng thời gian được mô tả bởi vòng tròn màu xanh lam và hiệu quả được nhận ra ngay sau đó.
Mặc dù hầu hết các biện pháp can thiệp của ngân hàng trung ương đều thành công, nhưng vẫn có những trường hợp không diễn ra như vậy. Biểu đồ dưới đây mô tả một ví dụ về can thiệp tiền tệ trong cặp tiền USD/BRL (Đồng Real của Brazil). Biểu đồ nêu bật hai trường hợp mà ngân hàng trung ương can thiệp để ngăn chặn đà giảm của đồng Real Brazil. Rõ ràng là cả hai kịch bản đều thất bại trong việc củng cố đồng Real so với đô la Mỹ khi đồng đô la tiếp tục tăng cao hơn.
Can thiệp tiền tệ hoạt động như thế nào?
Các ngân hàng trung ương có nhiều phương án lựa chọn về các hình thức can thiệp, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự can thiệp trực tiếp, như tên gọi, có tác động ngay lập tức đến thị trường ngoại hối, trong khi can thiệp gián tiếp đạt được các mục tiêu của ngân hàng trung ương thông qua các phương pháp mềm mỏng và ít tác động trực tiếp hơn.
- Operational intervention (can thiệp hoạt động): Động thái này liên quan đến việc ngân hàng trung ương mua và bán cả ngoại tệ và nội tệ để thúc đẩy tỷ giá hối đoái đến mục tiêu.
- Jawboning (can thiệp đàm phán): đây là động thái can thiệp ngoại hối gián tiếp. Một ngân hàng trung ương có thể can thiệp vào thị trường nếu đồng nội tệ đạt đến một mức không mong muốn nhất định. Theo đó, đúng như tên gọi, phương thức thiên về thông báo, đàm phán, “nói chuyện” hơn là can thiệp thực tế. Với việc ngân hàng trung ương đã sẵn sàng can thiệp, các traders sẽ đưa đồng tiền về mức có thể chấp nhận được.
- Concerted intervention (can thiệp phối hợp): Đây là sự kết hợp giữa Jawboning (can thiệp đàm phán) và Operational intervention (can thiệp hoạt động) và có hiệu quả nhất khi nhiều ngân hàng trung ương có cùng lo ngại về tỷ giá hối đoái. Nếu ngân hàng trung ương tăng cường nỗ lực, có thể can thiệp tỷ giá hối đoái theo hướng mong muốn.
- Sterilized intervention (Can thiệp trung hòa): Can thiệp trung hòa gồm hai động thái từ ngân hàng trung ương nhằm tác động tỷ giá hối đoái và đồng thời giữ nguyên cơ sở tiền tệ. Điều này bao gồm hai bước: Mua hoặc bán ngoại tệ, và một nghiệp vụ thị trường mở (bán hoặc mua trái phiếu chính phủ) với quy mô tương tự như giao dịch đầu tiên.