Tìm hiểu về SNB - kiến thức hữu ích dành cho các trader giao dịch đồng CHF
Linh Đặng
Investment Analyst
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) là ngân hàng Trung ương của Thụy Sĩ. Nhiệm vụ của họ là thúc đẩy và duy trì sự ổn định tiền tệ và tài chính. Điều quan trọng là các nhà giao dịch phải cập nhật những thay đổi mới nhất của SNB đối với chính sách tiền tệ vì nó có thể có ảnh hưởng lớn đến đồng Franc Thụy Sĩ (CHF).
SNB là gì?
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) được thành lập vào năm 1907, chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của Thụy Sĩ và phát hành tiền giấy Franc Thụy Sĩ (CHF). Giống như các ngân hàng trung ương khác, SNB sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ khác nhau để mang lại sự ổn định giá cả và tính đến các diễn biến kinh tế.
Yếu tố quan trọng nhất đối với các trader là chính sách tiền tệ, và sẽ được giải thích sâu trong bài viết này. Các yếu tố khác, như sự độc lập của ngân hàng trung ương cũng quan trọng là vấn đề phổ biến hơn ở các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Theo Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, mục tiêu chính của họ là:
- Ổn định giá cả - là sự ổn định của tỷ giá hối đoái và/hoặc lạm phát
- Phát triển kinh tế - trọng tâm của sự phát triển và ổn định nền kinh tế
Giá cả ổn định
Chính sách tiền tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, kiểm soát ạm phát và cố gắng duy trì kỳ vọng lạm phát để hỗ trợ nền kinh tế có thể phát triển bền vững. Để duy trì sự ổn định giá cả, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và ủy ban chính sách tiền tệ của họ (MPC) đã đặt mục tiêu lạm phát cho CPI hàng năm dưới 2%.
Nếu lạm phát vượt quá mục tiêu 2%, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ có thể phải tăng lãi suất. Việc tăng lãi suất có thể khiến đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) tăng giá khi các nhà đầu tư gia tăng dòng vốn đến đồng tiền có lợi suất cao hơn. Nó cũng có thể có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán, vì các doanh nghiệp sẽ phải trả lãi suất đi vay cao hơn và việc định giá vốn chủ sở hữu sẽ được chiết khấu ở mức lãi suất cao hơn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cũng tăng lãi suất nếu lạm phát cao hơn mục tiêu. Trong một số trường hợp, như khi tăng trưởng GDP vẫn ở mức thấp hoặc âm, SNB có thể giữ lãi suất thấp để kích thích nền kinh tế. Điều quan trọng cần hiểu là SNB sẽ tìm kiếm sự cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế
Mỗi kịch bản tăng trưởng của nền kinh tế cần một chính sách tiền tệ phù hợp. Những thay đổi trong triển vọng kinh tế thường khiến các ngân hàng trung ương phải cập nhật các kế hoạch chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế.
Lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến CHF
SNB có thể ảnh hưởng đến giá trị của đồng Franc Thụy Sĩ thông qua những thay đổi trong kỳ vọng lãi suất. Các nhà giao dịch nên hiểu rằng tiền tệ tăng giá/giảm giá khi kỳ vọng lãi suất tăng/giảm, không chỉ do lãi suất danh nghĩa tăng.
SNB, giống như hầu hết các ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ khác nhau để kiểm soát lãi suất. Thị trường ngoại hối thường định giá theo kỳ vọng lãi suất, những thay đổi trong kỳ vọng này có thể khiến đồng Franc Thụy Sĩ giảm giá hoặc tăng giá. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ có thể làm điều này bằng cách thông báo rằng họ kỳ vọng sẽ tăng thêm hoặc ít tăng (hoặc cắt giảm) lãi suất trong tương lai.
Nguyên tắc chung về cách lãi suất ảnh hưởng đến đồng Franc Thụy Sĩ và thị trường chứng khoán được đưa ra dưới đây:
- Kỳ vọng lãi suất cao hơn làm tăng sức mạnh của đồng Franc Thụy Sĩ và ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị vốn chủ sở hữu.
- Kỳ vọng lãi suất thấp hơn làm giảm sức mạnh của đồng Franc Thụy Sĩ và ảnh hưởng tích cực đến giá trị vốn chủ sở hữu.
Lãi suất tác động đến nền kinh tế
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ giảm lãi suất khi cố gắng kích thích nền kinh tế (GDP) và tăng lãi suất khi cố gắng kiềm chế lạm phát.
Lãi suất giảm kích thích nền kinh tế theo một số cách:
- Doanh nghiệp có thể vay tiền và đầu tư vào các dự án sẽ nhận được lợi suất sinh lời cao hơn lãi suất vay.
- Khi lãi suất thấp hơn, thị trường chứng khoán được chiết khấu ở mức thấp hơn, dẫn đến giá trị thị trường chứng khoán tăng cao, gây ra hiệu ứng giàu có.
- Mọi người đầu tư vào cổ phiếu và các tài sản khác vì kỳ vọng có thể kiếm được nhiều hơn từ những tài sản này so với mức lãi suất thấp hiện tại.
Cách giao dịch forex dựa trên quyết định điều hành lãi suất SNB
Bảng dưới đây hiển thị các tình huống có thể xảy ra do thay đổi kỳ vọng lãi suất. Các nhà giao dịch có thể sử dụng thông tin này để dự báo xem đồng tiền có khả năng tăng giá hay giảm giá và cách giao dịch.
Kỳ vọng thị trường |
Tăng lãi suất |
Giảm lãi suất |
Giữ nguyên lãi suát |
Giữ nguyên lãi suất |
Kết quả thực tế |
Giữ nguyên lãi suất |
Giữ nguyên lãi suất |
Tăng lãi suất |
Giảm lãi suất |
Tác động đến forex |
Đồng tiền giảm giá |
Đồng tiền tăng giá |
Đồng tiền tăng giá |
Đồng tiền giảm giá |
Vào năm 2015, SNB gây bất ngờ cho thị trường bằng việc bỏ neo trần với đồng CHF. Đồng CHF (trước đó vốn được neo quanh đồng EUR theo tỷ giá EUR/CHF tại 1.2) đã tăng mạnh tới 20% sau thông tin này. Các nhà làm luật sau đó bắt đầu việc cắt giảm lãi suất khiến cho đồng CHF giảm trở lại.
Thấu hiểu về BoE để giao dịch thành công CHF
Điều hành của SNB là cơ sở quyết định giá trị của đồng Franc Thụy Sĩ.
Đồng Franc Thụy Sĩ sẽ tăng giá hoặc giảm giá tùy thuộc vào những thay đổi trong kỳ vọng lãi suất chứ không phải những thay đổi thực tế.
Nới lỏng định lượng có tác động tương tự như sự thay đổi của lãi suất. Những thay đổi về kỳ vọng nới lỏng định lượng sẽ có ảnh hưởng đến giá trị đồng Franc Thụy Sĩ.
Lạm phát tăng không có nghĩa là Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ sẽ tăng lãi suất, nó phụ thuộc vào sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát.