Theo dữ liệu của Factset, đồng Rúp giao dịch ở mức thấp nhất mọi thời đại trong đầu phiên giao dịch châu Á. Nguyên nhân của động thái này bắt nguồn từ việc Tổng thống Joe Biden công bố một số vòng trừng phạt đối với các ngân hàng Nga để đáp trả cuộc tấn công vô cớ vào Ukraine.
Với những bất ổn tiềm ẩn trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, bất chấp thỏa thuận đàm phán mới nhất, các nhà phân tích giá dầu mỏ đã điều chỉnh lại dự báo của họ về lo ngại nguồn cung bị hạn chế do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.
Nhóm nông sản giao dịch trên Sàn hàng hóa Chicago (CBOT) đã có một tuần giao dịch khó lường. Thị trường trong tuần vừa qua hầu như chỉ xoay quanh việc Nga phát động tấn công vào Ukraine, đẩy leo thang lên một tầm cao mới. Giá các ngũ cốc như lúa mì, ngô và đậu tương thậm chí tăng kịch trần khi khu vực diễn ra chiến sự còn được gọi là vựa lúa mì của Châu Âu hay thậm chí là khu vực xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Ukraine là quốc gia xuất khẩu ngô đứng thứ 4 trên thế giới. Tuy nhiên, vào phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng kiến các lực bán rất mạnh khi các nhà đầu tư có động thái chốt lời cũng như thông tin đã dần được hấp thụ.
Khi dầu đang nhanh chóng đạt mốc 100 USD/thùng, JPMorgan cảnh báo giá năng lượng tăng đột biến và các tác động liên tục khác từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine có thể gây tổn hại cho cả thị trường chứng khoán và sự phục hồi kinh tế Mỹ.
Loạt biểu đồ cho thấy sự chao đảo trên khắp các thị trường những ngày qua, khi căng thẳng Nga-Ukraine liên tục nóng lên, với đỉnh điểm là việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/2 hạ lệnh tấn công nước láng giềng...
Cùng với kế hoạch tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương, việc giá dầu thô tăng có thể đẩy lạm phát lên cao hơn và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.