Tóm tắt cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên chưa từng có ở châu Âu qua 3 biểu đồ dưới đây

Tóm tắt cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên chưa từng có ở châu Âu qua 3 biểu đồ dưới đây

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

09:51 02/08/2022

Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có, đẩy nền kinh tế tới bờ vực suy thoái và đặt ra những câu hỏi về vấn đề biến đổi khí hậu của khu vực.

Theo thời báo CNBC, họ đang dự đoán về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin siết chặt nguồn cung khí đốt cho châu Âu có tác động thế nào tới tương lai.

Nga cắt nguồn cung khí đốt

Các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn với Điện Kremlin sau cuộc chiến với Ukraine kể từ ngày 24/02 đã khiến tổng thống Putin quyết định giảm đáng kể nguồn cung khí đốt tự nhiên tới châu Âu.

Moscow phủ nhận rằng họ đang sử dụng khí đốt như một loại vũ khí, nhưng người dân châu Âu phàn nàn rằng Gazprom - công ty dầu khí và gas của Nga không còn là nhà cung cấp đáng tin cậy. Lượng khí đốt từ Nga giảm là vấn đề lớn đối với EU khi các nước này từng phải nhập khẩu khoản 40% lượng khí đốt dự trữ từ Nga.

Dữ liệu từ Nord Stream, nơi đặt đường ống Nord Stream 1 nối giữa Nga và Đức cho thấy hiện đang có ít lượng khí đốt hơn hướng về phía Tây.

Tính riêng tuần trước, nguồn cung qua Nord Stream 1 đã giảm từ 40% xuống 20% và được giải thích bởi lý do bảo trì của Gazprom.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết lời bào chữa của Gazprom như "trò hề". Nguồn cung đã bị tạm dừng một thời gian ngắn trước lần giảm gần đây nhất, với các công việc bảo trì sẽ được hoàn thành trong khoảng từ 11/7 đến 21/7.

Theo Uỷ ban châu Âu, 12 quốc gia thành viên EU đã phải bị cắt giảm lượng khí đốt và một số quốc gia đã bị ngừng cung cấp hoàn toàn.

Các quan chức EU nói rằng Nga đang "tống tiền" châu Âu và "vũ khí hoá" nguồn cung khí đốt của mình. Moscow đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này.

Uỷ viên Hội đồng Năng lượng châu Âu, ông Kadri Simson nhận định: "Chúng tôi phải sẵn sàng cho việc gián đoạn hoàn toàn trong tương lai gần, điều này nghĩa là chúng tôi cần có kế hoạch sẵn sàng đối phó với tình huống đó".

Các lãnh đạo châu Âu đang lo ngại về việc bị ngừng cung cấp hoàn toàn, đặc biệt là nhiều ngành công nghiệp sử dụng khí đốt như một nguyên liệu thô trong quá trình sản xuất của mình.

Trong bối cảnh này, đã có nhiều nỗ lực để chuyển hướng sang các nhà cung cấp và nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này là một nhiệm vụ khó khăn và khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn.

Uỷ ban đã yêu cầu các quốc gia EU phải có mục tiêu dự trữ đạt 80% vào tháng 11. Trong tháng 6, lượng ga dự trữ chỉ đạt hơn 56%.

Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt

Giá khí đốt tự nhiên đã tăng chóng mặt sau khi Nga xâm lược Ukraine và thậm chí là trước khi Nga thắt chặt nguồn cung.

Nga giảm nguồn cung sang châu Âu đã khiến áp lực giá gia tăng do sự thiết yếu của khí đốt với một số ngành nghề và thiếu năng lượng thay thế cho nhiên liệu của Nga.

Nhà kinh tế trưởng tại Berenberg, Salomon Fiedler lưu ý rằng giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu hiện đang đắt hơn rất nhiều so với mức giá trung bình giai đoạn 2015 - 2019.

"Trong một năm bình thường, EU có thể sử dụng khoảng 4.3 tỷ MWh khí tự nhiên mỗi giờ. Do đó, nếu EU không được hưởng lợi từ một số hợp đồng giá cố định dài hạn mà phải trả hơn 100 EUR cho mỗi MWh thì chi phí sẽ tăng khoảng 430 tỷ EUR (437 tỷ USD) - tương đương với 3% GDP năm 2021 của EU".

Giá nhiên liệu cao hơn sẽ khiến các công ty và cá nhân cố gắng cắt giảm hoá đơn.

Các chuyên gia phân tích tại Eurasia Group cho biết: "Giá khí đốt tự nhiên tiêu chuẩn tại TTF tăng 15% lên gần 200 EUR/MWh khi các công ty đấu thầu nguồn cung cấp thay thế, dấy lên lo ngại rằng người tiêu dùng và các ngành công nghiệp sẽ phải vật lộn với hoá đơn năng lượng của họ và sẽ có một cuộc suy thoái vào mùa đông".

Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đang mờ nhạt

Với nguồn cung giảm và giá tăng, cuộc khủng hoảng khí đốt đang làm suy sụp triển vọng kinh tế của châu Âu.

Kết quả tăng trưởng mới nhất của khu vực Eurozone cho thấy GDP đang ở mức 0.7% trong quý II - cao hơn kỳ vọng của thị trường. Nhưng ngày càng có nhiều nhà kinh tế dự báo về một cuộc suy thoái năm 2023.

Uỷ ban châu Âu kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng 2.7% trong năm nay và 1.5% năm sau. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho rằng việc Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt có thể dẫn đến suy thoái vào cuối 2022.

Fiedler nhận định: "Giá xăng cao làm tăng chi phí của các công ty và làm giảm ngân sách của người tiêu dùng, họ có ít tiền hơn để chi tiêu cho các hàng hoá và dịch vụ khác. Do đó, chúng tôi dự đoán khu vực Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong mùa thu năm nay cùng mức lạm phát cao".

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?
Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?

Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể là điều đầu tiên chính quyền Trump nhắm tới, nhưng rủi ro lớn hơn lại nằm ở Đài Loan – điểm nóng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba. Sự thiếu kiềm chế trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thể đẩy chính quyền Trump vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm chao đảo mối quan hệ Mỹ-Trung và đe dọa ổn định khu vực.
Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu

Khả năng Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mạnh mẽ hơn đang làm dấy lên nhiều lo ngại về hệ thống thương mại toàn cầu. Những mức thuế cao từng được áp dụng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và với ý định giảm thâm hụt thương mại, thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Liệu các biện pháp bảo hộ này có thể mang lại sự ổn định hay chỉ dẫn đến hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu?
Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang chứng kiến sự phân cực sâu sắc, với giới tính trở thành yếu tố quyết định. Phụ nữ ủng hộ Kamala Harris, trong khi nam giới hướng về Donald Trump. Cuộc đua này không chỉ phản ánh sự khác biệt giới tính mà còn bộc lộ những ranh giới về giáo dục và chủng tộc, làm nổi bật sự phức tạp trong việc định hình tương lai nước Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên với cuộc đối đầu giữa Donald Trump và Kamala Harris. Trump giữ nguyên đội ngũ chiến dịch và nhận sự hỗ trợ từ tỷ phú Elon Musk, trong khi tiếp tục các phát ngôn gây tranh cãi và chiến lược công kích cá nhân. Liệu chiến lược này sẽ giúp ông thắng cử hay gây phản tác dụng trong mắt cử tri?
Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử

Trong những ngày cuối đầy căng thẳng của cuộc đua vào Nhà Trắng, Donald Trump tung ra chiến dịch quyết liệt, hứa hẹn thay đổi lớn và gây chú ý với phát ngôn khiêu khích. Trong khi đó, Kamala Harris nỗ lực củng cố liên minh và thu hút cử tri trung dung. Kết quả sẽ quyết định liệu Trump có trở lại hay nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ