Trump và Harris: Chiến lược mập mờ, cử tri hoang mang

Trump và Harris: Chiến lược mập mờ, cử tri hoang mang

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:24 30/08/2024

Cử tri có rất nhiều thông tin về những ứng cử viên này. Họ hầu như không biết gì về những gì họ thực sự sẽ làm khi nhậm chức.

Chỉ còn 67 ngày nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, cử tri có rất nhiều thông tin cá nhân của cả hai ứng cử viên nhưng hầu như không biết gì về những gì họ thực sự sẽ làm khi nhậm chức.

Đảng Cộng hòa chỉ trích Phó Tổng thống Kamala Harris vì không sẵn lòng tham gia phỏng vấn với truyền thông và chậm trễ trong việc triển khai chương trình nghị sự chính sách của mình. Chiến lược này của Harris được coi là hợp lý ở một mức độ nào đó, vì sự ủng hộ với bà đã tăng lên trong một số cuộc khảo sát. Tuy nhiên, việc né tránh cung cấp chi tiết và phớt lờ báo chí không phải là cách tốt để thu hút những cử tri còn đang do dự. Mặc dù Harris đã lên kế hoạch cho một cuộc phỏng vấn với ứng cử viên phó tổng thống Tim Walz vào thứ Năm, nhưng điều này chỉ được coi là một bước tiến nhỏ và không đủ để đáp ứng sự kỳ vọng của công chúng về việc hiểu rõ hơn về chương trình nghị sự của bà ấy. Công chúng xứng đáng được biết nhiều hơn về những gì Harris và chiến dịch của bà ấy thực sự đại diện.

Các lãnh đạo của Đảng Dân chủ nên khuyến khích Kamala Harris chạy một chiến dịch minh bạch và cởi mở hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh còn tồn tại sự căng thẳng và bất mãn trong công chúng về việc Nhà Trắng đã che giấu những điểm yếu của Tổng thống Joe Biden khỏi công chúng. Biden đã tổ chức ít cuộc phỏng vấn và họp báo hơn bất kỳ tổng thống nào kể từ thời Ronald Reagan. Sự thiếu cởi mở này được cho là một yếu tố có thể đã dẫn đến nguy cơ thất bại trong bầu cử cho đảng Dân chủ nếu Biden tiếp tục đứng đầu danh sách ứng cử viên. Vì vậy, Harris cũng cần tránh lặp lại sai lầm này, bởi việc che giấu thông tin có thể khiến cử tri mất niềm tin và gây hậu quả nghiêm trọng cho chiến dịch của bà.

Khi còn là thượng nghị sĩ, Kamala Harris đã nổi bật với khả năng đặt những câu hỏi khó cho những người làm chứng trước ủy ban tư pháp Thượng viện, và điều này đã được Đảng Dân chủ cố gắng nhấn mạnh tại Đại hội Toàn quốc của họ. Tuy nhiên, vai trò của một tổng thống lại khác biệt: thay vì chỉ đặt câu hỏi, tổng thống phải có trách nhiệm trả lời những câu hỏi đó và giải thích rõ ràng quan điểm cũng như kế hoạch của mình. Thay vì trực tiếp trả lời các câu hỏi và giải thích quan điểm của mình, Harris lại để các đại diện của mình công bố những quan điểm "tiến bộ" của bà về nhiều vấn đề quan trọng như khai thác dầu khí, biên giới, chăm sóc sức khỏe, và kiểm soát súng đạn.

Trump đã thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn, thường là với những người có thiện cảm trên mạng xã hội, và ông liên tục nói trong các cuộc meeting của chính mình. Nhưng nội dung của những bài phát biểu này không giúp khán giả hiểu rõ hơn về kế hoạch cụ thể mà ông dự định thực hiện nếu ông tái đắc cử. Trump đã đưa ra các kế hoạch trục xuất hàng loạt người nhập cư, xây dựng "thành phố tự do," và thậm chí là các dự án tiền ảo được chính phủ tài trợ. Có thể thấy rằng, Cách Trump trình bày các ý tưởng của mình khá mạnh mẽ và ấn tượng, nhưng thực tế lại thiếu chi tiết và khả thi, khiến cử tri không thể nắm bắt được ông thực sự dự định làm gì trong nhiệm kỳ thứ hai.

Điều đó khiến cử tri phải đau đầu suy đoán. Chương trình nghị sự GOP rất ít chi tiết, chủ yếu là một bản ghi nhớ các điểm thảo luận, được truyền đạt bằng chữ in hoa toàn bộ, mang tính chất khẩu hiệu hơn là nội dung cụ thể. Điều này dẫn đến sự suy đoán rằng chương trình thực sự của Đảng Cộng hòa có thể dựa trên một báo cáo lớn được Quỹ Heritage Foundation thực hiện, có tên là “Dự án 2025.” Đây là một báo cáo đưa ra nhiều đề xuất chính sách, nhưng những đề xuất này bị xem là cực đoan và không phổ biến. Mặc dù Trump đã công khai từ chối báo cáo này, nhưng có thể thấy rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã thực hiện gần hai phần ba các khuyến nghị của Quỹ Heritage Foundation chỉ trong vòng một năm.

Trong khi đó, hành động của Trump cho thấy rằng nếu ông tái đắc cử, nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ hỗn loạn và thiếu hiệu quả như nhiệm kỳ đầu tiên. Trump đã hứa sẽ ân xá cho những người đã tham gia vào cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1 tại Điện Capitol, ông còn đồng ý tổ chức một buổi gala tại câu lạc bộ golf của mình để gây quỹ cho gia đình của những người tham gia cuộc bạo loạn. Điều này bị coi là một cách thể hiện sự ủng hộ và thông cảm với những người đã vi phạm pháp luật, làm tăng thêm sự lo ngại về sự thiếu trách nhiệm pháp lý trong cách quản lý của ông.

Hơn nữa, nếu Trump hy vọng trấn an cử tri rằng chính quyền tiếp theo của ông sẽ gồm những nhà lãnh đạo có trách nhiệm, thì ông có thể đã sai lần khi chỉ định hai nhân vật gây tranh cãi vào nhóm chuyển tiếp của mình, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đội ngũ lãnh đạo trong chính quyền của ông nếu ông tái đắc cử. Robert F. Kennedy Jr là một nhân vật nổi tiếng trong cánh chính trị lá cải của Mỹ, dễ tin vào nhiều thuyết âm mưu đã bị bác bỏ. Sự chỉ định của ông này cho thấy một sự lựa chọn không đáng tin cậy và thiếu nghiêm túc trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo. Tulsi Gabbard, một cựu nghị sĩ, cũng đã có không ít những phát biểu gây tranh cãi.

Trong các chiến dịch bầu cử căng thẳng, các ứng cử viên có thể sử dụng các chiến lược khôn khéo để thu hút sự chú ý hoặc tránh các vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, điều này không nên là cách duy nhất mà họ dựa vào để giành chiến thắng. Các ứng cử viên nên đưa ra một chương trình chính sách rõ ràng và cụ thể, cho thấy họ sẽ làm gì nếu đắc cử. Đây là điều quan trọng để cử tri hiểu rõ về các kế hoạch và mục tiêu của họ. Ứng cử viên cần truyền đạt chương trình của mình một cách rõ ràng đến cử tri và sẵn sàng bảo vệ nó khi bị chất vấn bởi báo chí. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, khó có khả năng điều này sẽ xảy ra.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump có nguy cơ sẽ tự tay "hạ bệ" USD
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump có nguy cơ sẽ tự tay "hạ bệ" USD

Mặc dù Donald Trump tuyên bố rằng các quốc gia đang từ bỏ USD, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Đồng tiền này vẫn là trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, nếu những lời đe dọa về thuế quan 100% của ông được thực hiện, chính Trump sẽ là người gây ra thảm họa cho đồng tiền này và kinh tế Mỹ, thay vì cứu nó như ông vẫn khẳng định.
Tại sao chỉ một từ "kỳ quặc" lại đủ để làm lung lay hình ảnh mạnh mẽ của Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao chỉ một từ "kỳ quặc" lại đủ để làm lung lay hình ảnh mạnh mẽ của Trump?

Mặc dù Donald Trump thường nổi tiếng với sự tự tin và khả năng đối đầu với mọi chỉ trích, nhưng việc bị gọi là "kỳ quặc" lại khiến ông bất ngờ và tổn thương sâu sắc. Từ ngữ tưởng chừng vô hại này đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của đối thủ, không chỉ làm lung lay hình ảnh mạnh mẽ của Trump mà còn đẩy ông vào thế phòng thủ trong cuộc chiến tranh cử đầy khốc liệt. Vậy tại sao chỉ một từ đơn giản lại có thể gây tác động mạnh mẽ đến vậy?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ