USD phá đỉnh, Dow Jones quay đầu giảm mạnh sau NFP
Tùng Nguyễn, CFA, CMT
Economist
Nhiều nhà đầu tư đang vò đầu bứt tóc về lý do tại sao chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau báo cáo tích cực của bảng lương phi nông nghiệp Mỹ sáng thứ Sáu. Một số cơ quan truyền thông đổ lỗi cho động thái về những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào chi tiết của báo cáo việc làm sẽ dễ dàng thấy được điểm yếu tiềm ẩn bên trong. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ ở mức 3,5% nhưng con số đã tăng lên 3,6% và đáng lo ngại nhất là tăng trưởng tiền lương không đạt kỳ vọng. Với việc nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, trước mắt đây là dấu hiệu đầu tiên của rắc rối tương tự có thể xảy đến đối với nền kinh tế Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bày tỏ chút lo ngại về tác động của Coronavirus nhưng nỗi sợ hãi có thể là động lực mạnh mẽ cho nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng.
Mặt khác, các nhà giao dịch tiền tệ đã đẩy đồng đô la Mỹ tăng cao hơn so với tất cả các loại tiền tệ chính ngoại trừ đồng Yên Nhật vẫn duy trì mức ổn định. Đồng đô la tăng khi có ác cảm rủi ro nên động thái này phù hợp với việc bán tháo cổ phiếu. Tuy nhiên, sự ổn định tương đối của cặp USD/JPY là một dấu hiệu cho thấy trong khi các nhà đầu tư lo lắng về tác động toàn cầu của Coronavirus, họ tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ biểu hiện tốt hơn những nền kinh tế khác. Hiện tại, báo cáo số lượng việc làm chưa ảnh hưởng gì đáng kể. Chính sách tiền tệ sẽ không thay đổi khi Fed chờ xem tăng trưởng thế giới bị ảnh hưởng như thế nào. Theo Nhà Trắng, dựa trên quá khứ và những gì họ đang thấy thì việc giảm 0,2% là nằm trong dự kiến. Con số có khả năng sẽ cao hơn, nhưng với biểu hiện khá tốt ở Quý 4 năm ngoái, chứng khoán có thể đạt đỉnh ở Quý 1 này và cặp USD/JPY sẽ có sự thay đổi.
Dữ liệu quan trọng nhất tuần tới sẽ là doanh số bán lẻ tại Mỹ. Nếu chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại, làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục dấy lên và các nhà đầu tư trong tâm lý hoang mang sẽ chốt lời sâu hơn. Các chỉ số chứng khoán sau khi đạt mức cao kỷ lục trong tuần này, chúng ta kỳ vọng một đợt giảm điều chỉnh vào tuần thứ hai của tháng 2 sắp tới. Đối với tiền tệ, điều này có nghĩa đánh dấu đạt đỉnh cho các cặp như USD/JPY và USD/CAD.
Đồng tiền bị ảnh hưởng nặng nề nhất là đồng đô la Úc đã giảm xuống 0.6662, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Các nhà đầu tư không hài lòng với quyết định của Trung Quốc về việc trì hoãn dữ liệu thương mại - một dấu hiệu cho thấy các con số có thể quá xấu để công bố. Ngay cả khi các con số chỉ yếu đi ở mức độ vừa phải, chính phủ vẫn lo lắng việc bán tháo mạnh là không tránh được. Nhận xét mang hướng “bồ câu” từ Thống đốc RBA Lowe vẫn không giúp được gì. Ngân hàng trung ương hạ dự báo GDP của họ để đối phó với các vụ cháy rừng và coronavirus từ 2,5% xuống 2% cho tới tháng 6 năm 2020. Lowe cho biết nếu nền kinh tế trở nên khó khăn, thì nới lỏng sẽ là một lựa chọn. Đồng đô la New Zealand giảm trong sự đồng cảm khi các nhà đầu tư mong đợi những bình luận thận trọng tương tự từ Ngân hàng Dự trữ New Zealand vào tuần tới.
Trong khi đó USD/CAD đang thể hiện các dấu hiệu đạt đỉnh. Không giống như Mỹ, tăng trưởng việc làm gấp đôi so với kỳ vọng vào tháng 1 với mức tăng 34,5K so với dự báo 17,5K. Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống 5,5% thay vì tăng lên 5,7% như dự kiến. Tăng trưởng tiền lương nhảy vọt lên 4,4% từ 3,8%. IVEY PMI tăng lên 57,3 từ 51,9 - đây là một dấu hiệu cải thiện trong sản xuất. Mặc cho triển vọng thận trọng của ngân hàng trung ương thì đây là những con số rất tốt. Cặp USD/CAD đang trong đà tăng dạo gần đây nhưng có lẽ đã đến lúc chốt hạ khi có dấu hiệu đảo chiều. Rủi ro giao dịch cặp tiền này là khá thấp vì không có báo cáo kinh tế lớn nào của Canada đe dọa động thái này trong tuần tới.
Euro và sterling đều giảm mạnh. Số lượng sản xuất công nghiệp và thương mại của Đức rất yếu trong khi đồng bảng Anh trở thành nạn nhân của đồng đô la tăng giá. Đồng EUR và GBP sẽ còn bị tác động khi số liệu GDP quý IV được công bố trong hai tuần tới.