Vì sao vắc-xin không phải là liều thuốc thần dược chống lại Covid-19?
Tú Đỗ
Senior Economic Analyst
Số lượng ca nhiễm sau tiêm chủng gia tăng đang làm dấy lên lo ngại về hiệu quả của vắc-xin trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19
Trong bối cảnh hàng tỷ liều vắc-xin đã được tiêm chủng trên toàn cầu, những báo cáo về những ca dương tính bất chấp đã được tiêm vắc-xin đang ngày một phổ biến hơn. Cũng giống như hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, sự tạo ra miễn dịch nhờ vắc-xin cũng không đảm bảo một tấm lá chắn hoàn hảo đối với dịch bệnh. Sự bùng phát của số ca nhiễm mới trong số những người đã được tạo miễn dịch là một lời nhắc nhở rủi ro của dịch bệnh Covid-19 đối với tất cả mọi người.
1. Tại sao những người đã tiêm chủng vắc-xin vẫn dương tính với virus Corona?
Đầu tiên, cần nhớ rằng kết quả xét nghiệm dương tính nhằm xác nhận sự có mặt của virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra Covid-19. Căn bệnh này chỉ được chuẩn đoán khi xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt và ho. Phần lớn những người dương tính với SARS-CoV-2 không hề xuất hiện những triệu chứng trên. Mặc dù vắc-xin giúp tạo ra một lớp bảo vệ nhằm chống lại các triệu chứng hiểm nghèo gây ra bởi virus SARS-CoV-2, nó không hoàn toàn bảo vệ cơ thể khỏi sự lây nhiễm virus này. Điều này đồng nghĩa có rất nhiều người đã được tiêm vắc-xin vẫn có rủi ro lây nhiễm và lan truyền virus sang những người khác. Trong một số trường hợp hiếm, virus thậm chí có thể phá vỡ lớp bảo vệ tạo ra từ việc tiêm vắc-xin và gây nên những triệu chứng nặng trên người bệnh. Một rủi ro khác đó là những di chứng dài hạn đối với sức khỏe bệnh nhân sau khi khỏi bệnh như mệt mỏi, khó thở. Hiện vẫn chưa thể xác định mức độ hiệu quả của vắc-xin trong việc ngăn chặn rủi ro trên.
2. Tại sao các ca nhiễm sau tiêm chủng xảy ra?
Có 3 nguyên nhân chính có thể đưa ra:
- Sự biến thể của virus: Virus SARS-CoV-2 tiếp tục biến đổi sang các dạng nguy hiểm hơn cả về khả năng lây nhiễm lẫn vượt qua hệ thống miễn dịch được tạo ra bởi tiêm vắc-xin hay do đã bị mắc trong quá khứ. Những chủng mới này đã sinh sôi ra toàn cầu và khiến cho đại dịch Covid-19 ngày càng khó ngăn chặn.
- Cơ chế hoạt động của vắc-xin: Nghiên cứu cho thấy để đạt được mức độ miễn dịch tối đa cần được tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng phác đồ - thường yêu cầu 2 mũi tiêm cách nhau từ 2-12 tuần tùy thuộc vào từng loại vắc-xin. Và cũng sẽ cần có thời gian để vắc-xin phát huy tối đa tác dụng, khoảng 2 tuần sau mũi tiêm cuối cùng. Bên cạnh đó, cũng có khả năng tác dụng của vắc-xin bị suy giảm do các vấn đề trong quy trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản. Tuy vậy, khả năng xảy ra là không cao.
- Cơ địa của từng cơ thể: Một số người có thể không tạo ra hệ thống miễn dịch đủ mạnh để chống lại virus, đặc biệt là người già và những người có vấn đề về hệ miễn dịch. Kể cả đối với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sự bảo vệ của vắc-xin cũng sẽ suy yếu theo thời gian. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về tốc độ diễn ra của quá trình này.
3. Mức độ phổ biến của những ca lây nhiễm sau tiêm chủng?
Rất khó để có số liệu chính xác do hệ thống truy soát ca nhiễm đã được nới lỏng tại nhiều quốc gia với sự xuất hiện phổ biến của vắc-xin. Tại Mỹ có 10,262 ca nhiễm sau tiêm chủng được báo cáo bởi cơ quan quản lý trong 4 tháng cho tới tháng 4/2021, trong số gần 13 triệu người đã được tiêm vắc-xin. Tương đương với tỷ lệ thấp hơn 1/10,000. Con số thực tế có thể sẽ lớn hơn bởi sẽ có những người không có triệu chứng.
4. Chúng ta đã biết những gì về những ca nhiễm trên?
Đã có những bằng chứng cho thấy việc tiêm chủng nhiều khả năng giúp các triệu chứng bệnh bớt hiểm nghèo hơn. Kể từ tháng 5, CDC Mỹ đã dừng theo dõi số liệu những ca nhiễm mới sau tiêm chủng. Tính tới ngày 12/07, cơ quan này đã ghi nhận 3,733 trường hợp phải nhập viện và 791 ca tử vong liên quan tới Covid-19 của những người đã tiêm vắc-xin. Nói cách khác, khoảng 97% số người nhập viện do Covid-19 tại Mỹ là những người chưa được tiêm chủng.
5. Bằng chứng từ những quốc gia khác ra sao?
Tại Israel, nơi dẫn đầu về tỷ lệ tiêm chủng trên đầu người toàn cầu cho tới đầu năm 2021, ghi nhận gần 400 ca nhập viện từ những người đã được tiêm chủng đầy đủ cho tới cuối tháng 4. Trong số đó, có 234 ca chuyển biến nặng và 90 ca tử vong. Nghiên cứu từ những trường hợp trên cho thấy người bệnh thường đi kèm với các bệnh nền khác như cao huyết áp, tiểu đường, đau tim cũng như các tình trạng khác làm suy giảm hệ miễn dịch.
6. Mức độ hiệu quả của vắc-xin trong việc bảo vệ trước Covid như thế nào?
Thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả của các loại vắc-xin đang được sử dụng hiện tại nằm ở mức từ 50% đến 95%. Điều này có nghĩa rằng trong nhóm các tình nguyện viên được tiêm vắc-xin, số lượng ca nhiễm Covid-19 thấp hơn từ 50-95% so với nhóm không được tiêm. Tuy vậy, tác dụng thực tế của vắc-xin không nhất thiết tương đồng với những thử nghiệm. Mức độ hiệu quả của vắc-xin sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả sự phát triển của các biến chủng virus mới.
7. Khả năng lây lan virus của những người đã được tiêm chủng?
Có những bằng chứng cho thấy vắc-xin có thể giảm thiểu khả năng người nhiễm sau tiêm chủng tiếp tục lây lan virus. Một nghiên cứu trên những người chăm sóc sức khỏe tại Scotland cuối 2020 đầu 2021 cho thấy số ca nhiễm trong hộ gia đình của những người đã được tiêm vắc-xin thấp hơn 30% so với các hộ không được tiêm vắc-xin. Một nghiên cứu khác tại Anh cũng cho kết quả tương tự.
8. Liệu mũi tiêm bổ sung có giải quyết được vấn đề?
Các quốc gia như Thái Lan, Bahrain và UAE đang sản xuất thêm vắc-xin dùng để tiêm bổ sung sau khi nhận được công thức từ các hãng dược Trung Quốc. Tại Mỹ và Châu Âu, các chuyên gia và nhà quản lý đã nói rằng mặc dù các liều tiêm bổ sung có thể sẽ là cần thiết, vẫn chưa có đủ số liệu để quyết định phải triển khai ngay lập tức. Bên cạnh đó, có những lo ngại rằng việc triển khai tiêm bổ sung sớm có thể sẽ khiến cho hàng triệu liều vắc-xin không thể tiếp cận được những người chưa được tiêm chủng trên thế giới.
Bloomberg