Vị trí nào cho nước Anh trên thế giới sau ngày Brexit?

Vị trí nào cho nước Anh trên thế giới sau ngày Brexit?

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

09:14 01/01/2021

“Nước Anh toàn cầu” là một ý tưởng hay, nhưng đòi hỏi những lựa chọn khó khăn và việc phải tái gắn kết với châu Âu

Quá trình chuyển tiếp Brexit đã kết thúc, nước Anh giờ đây hoàn toàn không thuộc về Liên minh châu Âu. Vào ngày 24 tháng 12, các bên đã đồng ý về một thỏa thuận thương mại Brexit, giúp họ tránh những xáo trộn lớn của việc không có thỏa thuận nào cả. Tuy nhiên, thoả thuận bao gồm những điều khoản tối thiểu, gần như không khác gì những dấu hiệu đầu tiên mà ta có vài tháng trước. Thoả thuận này bỏ qua phần lớn các dịch vụ và đánh dấu sự bắt đầu của một quá trình thương thảo vô tận. Trước sự khăng khăng của Anh, chính sách đối ngoại và quốc phòng đã không được hai bên bàn tới. Nhìn ra vùng biển rộng lớn trước mắt với ánh nhìn xa xăm, cùng với một lục địa bị bỏ rơi ở phía sau, một nước Anh đơn độc do đó phải đối mặt với một câu hỏi khó: bây giờ họ nên đóng vai trò gì trên thế giới?

Đó là một câu hỏi mà đất nước này đã phải vật lộn trong nhiều thế kỷ, và trong những thập kỷ gần đây, người Anh giờ chỉ còn cảm giác hoài niệm về đế chế đã mất và vị thế cường quốc năm xưa. Tư cách thành viên của EU đã trả lời một phần cho câu hỏi trên. Tony Blair đã nói, Anh có thể là “cầu nối” giữa Mỹ và châu Âu, với ảnh hưởng ở cả Washington và Brussels. Bây giờ thì mọi chuyện đã khác.

Một kịch bản là người Anh có thể chấp nhận việc đất nước họ mất dần vị thế trên trường quốc tế và tập trung vào những vấn đề nội địa— như việc trở thành một nước "Đan Mạch lớn", một quốc gia Bắc Âu đàng hoàng không có sự cạnh tranh từ các cường quốc khác. Và rõ ràng là người dân Anh muốn điều đó, bởi vào tháng 9, 38% người Anh nói với tổ chức thăm dò ý kiến ​​Ipsos-mori rằng Anh nên “ngừng giả vờ rằng mình là một cường quốc quan trọng trên thế giới”; chỉ 28% không đồng ý với luận điểm trên. Tuy nhiên, người Anh không nên coi thường những lợi ích của sức ảnh hưởng lớn. Lợi thế của họ là cố gắng làm chao đảo thế giới theo những cách phù hợp với lợi ích của người Anh, cho dù về thương mại, biến đổi khí hậu hay quyền dân chủ.

Chính phủ Đảng Bảo thủ đã thảo luận về "Nước Anh toàn cầu", gợi ý tham vọng vượt xa châu Âu. Tuy nhiên, hơn 4 năm sau cuộc trưng cầu, ý tưởng này vẫn chỉ dừng lại ở một khẩu hiệu. Ta thấy sự thiếu khẩn trương của một kế hoạch "Rà soát tổng hợp" về chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng và phát triển theo báo cáo mùa thu năm 2020. Dự kiến ​​kế hoạch sẽ được tiếp tục đưa ra thảo luận vào đầu năm 2021.

Điều này thật đáng tiếc. Như bản tóm tắt của chúng tôi đề cập, kế hoạch "Nước Anh toàn cầu" có rất nhiều cơ hội để đạt được. Tư cách thành viên của NATO, G7, G20, Khối thịnh vượng chung, một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an - tất cả đều mang lại sức ảnh hưởng. Anh có vũ khí hạt nhân và một quân đội có năng lực. Họ cũng có rất nhiều quyền lực "mềm" thông qua gói chi tiêu khổng lồ cho viện trợ nước ngoài và thông qua các nhà khoa học có năng lực, nổi bật trong việc phát triển vaccine và xác định các phương pháp điều trị cho COVID-19. Vào năm 2021, Anh sẽ là Chủ tịch luân phiên của nhóm G7 và tổ chức hội nghị thượng đỉnh COP26 về biến đổi khí hậu, nơi họ đều có cơ hội để tỏa sáng.

Rời khỏi EU, Anh cũng có thể là một cường quốc nhanh nhạy hơn. Họ có thể mạnh dạn hơn so với 27 quốc gia thành viên được ràng buộc phải đồng thuận về các biện pháp trừng phạt đối với Belarus, hoặc nhanh chóng hơn về việc phê duyệt vaccine COVID-19. Họ đã đáp trả những lời hoài nghi bằng cách thực hiện các thoả thuận thương mại với các nước từ Nhật Bản đến Thổ Nhĩ Kỳ. Anh có thể sử dụng sức mạnh của mình vì những lý do chính đáng, chẳng hạn như gây quỹ gần 9 tỷ USD cho Gavi - liên minh vaccine toàn cầu. Họ có thể hợp tác với nhóm các quốc gia cùng chí hướng - hợp tác với Canada để thúc đẩy tự do truyền thông và mời Úc, Ấn Độ và Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 để nhấn mạnh tính dân chủ. Nếu không có các vòng họp liên tục của EU, các bộ trưởng và nhà ngoại giao của Anh sẽ có nhiều thời gian hơn để hành động bên ngoài châu Âu, bao gồm cả “sự nghiêng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, khu vực ngày càng có tầm quan trọng đối với mọi thứ từ thương mại đến an ninh.

Tuy nhiên, dù kế hoạch "Nước Anh toàn cầu" đi đúng với kỳ vọng, ông Boris Johnson và những người kế nhiệm của ông cũng sẽ phải đối mặt với một số vấn đề. Theo thời gian, sự phát triển mạnh mẽ của Anh trên thế giới sẽ phụ thuộc vào sự thành công của nước này trên "sân nhà" — giống như sức mạnh của Chủ nghĩa Thatcher và Chủ nghĩa Blairism đã từng giúp Anh “vượt lên trên khả năng của mình”. Điều đó ngày càng trở nên khó khăn hơn, không chỉ vì cách đối phó với COVID-19 của Anh đã làm tổn hại đến danh tiếng của nước này. Một lý do quan trọng nữa là kinh tế: hoạt động kinh tế gần đây của Anh rất kém và Brexit sẽ là một lực cản đối với tăng trưởng. Một vấn đề khác là chính trị: Brexit đang thúc đẩy những lời kêu gọi sự độc lập của Scotland và một Ireland thống nhất. Vương quốc Anh sẽ không được coi trọng ở trường quốc tế nếu còn đang tan rã ở quê nhà.

Anh cũng cần phát triển thói quen đưa ra những lựa chọn khó khăn và bảo vệ chúng. Họ phải kiềm chế trước sự cám dỗ của việc cố gắng làm quá nhiều. Vẽ ra thật nhiều việc thì dễ, nhưng quyết định những việc không nên làm sẽ khó hơn nhiều.

Nguy cơ của việc quá sức do "ôm việc" là rõ ràng. Việc gửi một tàu sân bay đến Châu Á có thể là màn phô trương sức mạnh ấn tượng, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì khi các mối đe dọa với Anh ở ngay gần họ. Pháp làm tốt hơn ở phần này, khi họ tập trung các nguồn lực ngoại giao của mình ở những nơi có thể có tác động mạnh nhất, chẳng hạn như Sahel. Bộ Ngoại giao Anh, mới được sáp nhập với Bộ Phát triển Quốc tế, có thể phân bổ lại nguồn lực của mình để đảm bảo rằng họ thể hiện tốt ở những nơi họ tới. Đội ngũ tổ chức COP26 đáng lẽ phải được ưu tiên thì lại trông thật kém hiệu quả khi so với Pháp trong việc chuẩn bị sự kiện tiền thỏa thuận Paris tại COP21 hay khi xét đến việc chính quyền ông Biden đã bắt đầu được tập hợp.

Một số dấu hiệu cho thấy chính phủ có thể đưa ra những quyết định quyết đoán. Một ví dụ là động thái gần đây của họ khi cắt giảm viện trợ nước ngoài từ 0.7% GDP xuống 0.5%. Một kế hoạch khác là tăng chi tiêu quốc phòng, với trọng tâm là tăng cường các lĩnh vực có liên quan toàn cầu như hải quân và an ninh mạng. Về vấn đề Trung Quốc, tranh luận giữa những người nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư với những người ưu tiên an ninh và mối quan hệ Anh - Mỹ đang nghiêng về hướng "Bài Trung", với luận điệu cứng rắn về quốc phòng. Anh đưa ra quyết định cấm Huawei, một công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, khỏi mạng lưới 5G của Anh, cũng như phản ứng mạnh mẽ đối với cuộc đàn áp của Trung Quốc ở Hồng Kông. Điều đó cũng khá hợp lý.

Còn về Châu Âu?

Vấn đề rõ ràng còn nằm ở mối quan hệ với Châu Âu. Bà Theresa May, cựu thủ tướng Anh, muốn có một "mối quan hệ đối tác đầy tham vọng" với EU bằng chính sách an ninh và đối ngoại của mình. Ông Johnson thì lại thích làm việc thông qua NATO, phát triển quan hệ song phương và nhóm "E3" với Pháp và Đức - những mối quan hệ này đều rất tốt, nhưng sẽ có giới hạn. Lịch sử cho thấy rằng nước Anh cuối cùng sẽ bị kéo về phía Châu Âu. Lợi ích chung và nhu cầu tập hợp các nguồn lực đã tạo nên quan hệ đối tác giữa họ. Điều này nghe có vẻ không hợp lý với những người ủng hộ Brexit, nhưng Anh càng sớm vượt qua được sự "khó chịu" mù quáng với Châu Âu, thì triển vọng của "Nước Anh toàn cầu" sẽ càng sáng sủa.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ