Biến thể Omicron có thể giáng một đòn nữa vào chuỗi cung ứng!

Biến thể Omicron có thể giáng một đòn nữa vào chuỗi cung ứng!

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

10:16 02/12/2021

Các cảng biển và nhiều doanh nghiệp vận tải đã phải chống chọi với cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu từ đầu năm nay. Tưởng chừng như cuộc khủng hoảng đang dần lắng xuống, ngành vận tải lại có thể phải đối mặt với một mối đe dọa mới: Biến thể Omicron.

Omicron sẽ là mối đe dọa cho chuỗi cung ứng trong thời gian tới, đặc biệt là đối với sự hồi phục của xuất khẩu tại khu vực các nước
Omicron sẽ là mối đe dọa cho chuỗi cung ứng trong thời gian tới, đặc biệt là đối với sự hồi phục của xuất khẩu tại khu vực các nước

Per Hong, đối tác cấp cao của công ty tư vấn Kearney, cho biết Omicron là “phép thử tiếp theo cho khả năng phục hồi” của các chuỗi cung ứng vốn đã rất căng thẳng.

Sian Fenner, kinh tế trưởng bộ phận châu Á tại Oxford Economics, cho biết: “Các chuỗi cung ứng vẫn dễ bị tổn thương bởi sự gián đoạn liên quan đến đại dịch, khi biến thể Omicron cho thấy cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc”.

Thế giới lần đầu tiên biết đến biến thể omicron vào cuối tuần trước, sau khi một nhà khoa học Nam Phi phát hiện ra chủng này. Không lâu sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới liệt Omicron vào danh sách “biến thể đáng lo ngại”, đồng thời nói thêm rằng nó có khả năng lây lan nhanh hơn và có thể trở thành mối nguy toàn cầu.

Kể từ đó, chủng Covid này đã được tìm thấy trong số các trường hợp ở Anh, Pháp, Israel, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ý, Úc, Canada và Hồng Kông.

Hiệu ứng "dây chuyền" của phong tỏa

Mặc dù chưa có ca nào được ghi nhận ở Trung Hoa đại lục, nhưng Hong cho biết anh ấy đang theo dõi chặt chẽ phản ứng của chính phủ Trung Quốc trước các ca nhiễm tại Hong Kong.

“Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục áp dụng chính sách ‘không COVID’ mà trước đây đã bao gồm việc đóng cửa toàn bộ thành phố, phong tỏa, cũng như kiểm tra nghiêm ngặt tại các cảng, bao gồm giám sát tàu và hàng hóa, để ngăn chặn virus xâm nhập."

Những gián đoạn ban đầu do đại dịch Covid đã cho thấy, các biện pháp phong tỏa ở một quốc gia có "hiệu ứng lan tỏa rất mạnh sang các khu vực khác,"

Hong nói thêm: "Nếu điều này xảy ra, không chỉ việc vận tải sẽ bị hạn chế, mà ta chắc chắn sẽ chứng kiến thêm sự thiếu hụt các thành phần sản xuất quan trọng và lượng đơn đặt hàng tồn đọng kéo dài đối với các sản phẩm điện tử, ô tô và tiêu dùng thiết yếu, tùy thuộc vào các khu vực bị ảnh hưởng."

Nhiều cảng bận rộn nhất thế giới nằm tại Trung Quốc. Theo số liệu của Hội đồng Vận tải Thế giới, trong số 10 cảng bận rộn nhất, có 7 cảng ở Trung Quốc. Thượng Hải đứng đầu, Ningbo-Zhoushan đứng thứ ba, và Thâm Quyến ở vị trí thứ tư, trong khi Hồng Kông là cảng bận rộn thứ tám.

WHO cho biết vẫn chưa rõ liệu biến thể omicron có gây triệu chứng nặng hơn các chủng khác, chẳng hạn như delta hay không.

Hong cho rằng:“Còn rất nhiều điều cần phải tìm hiểu, nhưng Omicron chắc chắn đang trở thành phép thử mới cho các chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã cực kỳ căng thẳng và đang trong quá trình phục hồi kéo dài."

Omicron sẽ cản trở đà phục hồi xuất khẩu trong khu vực

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã chịu ảnh hưởng trước sự gián đoạn lớn trong năm nay, từ tình trạng thiếu container đến lũ lụt và bùng phát dịch Covid khiến cảng phải đóng cửa. Cuộc khủng hoảng năng lượng ở đại lục Trung Quốc và châu Âu là khó khăn mới nhất làm chao đảo ngành vận tải biển. Nhưng tình hình có vẻ đang ổn định trở lại - mặc dù vẫn còn rất xa so với thời kỳ trước Covid, theo các nhà phân tích.

Theo Fenner của Oxford Economics, khi các hạn chế được nới lỏng ở châu Á, người lao động đã quay trở lại làm việc và các nhà máy lại sáng đèn vào tháng 9 - mặc dù vẫn còn một số khó khăn như khôi phục một số hạn chế để ổn định làn sóng đại dịch gần đây.

Bà nói: “Ngay cả khi việc sản xuất trở nên trực tuyến, vẫn có những thách thức về khâu vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển bằng đường hàng không. Điều đó bao gồm những hạn chế ngắn hạn, do ”độ trễ nhiều năm” giữa các đơn giao hàng và vận chuyển.

Chưa đến một nửa số tàu đến đúng hẹn trong năm 2021, và sự trì hoãn với các chuyến tàu trễ khiến thời gian giao hàng muộn hơn tới một tuần - so với khoảng bốn ngày trong năm 2018 và 2019, theo Oxford Economics.

Công ty nghiên cứu TS Lombard cho biết Việt Nam, một nước xuất khẩu chủ chốt ở châu Á, sẽ giành lại thị phần xuất khẩu sau làn sóng Covid thứ ba “đặc biệt nghiêm trọng”. Đại dịch đã khiến Việt Nam phải đóng cửa các nhà máy, đặc biệt gây ra nhiều khó khăn cho nhiều công ty Mỹ có cơ sở sản xuất ở đó.

Tuy nhiên các nhà phân tích từ TS Lombard cho rằng Omicron có thể là mối đe dọa đối với quá trình phục hồi chuỗi cung ứng, đặc biệt là quá trình phục hồi xuất khẩu trong khu vực.

Họ cho biết: “Hầu hết các chính phủ trong khu vực sẽ phản đối tái phong tỏa, nhưng điểm mấu chốt là chuỗi cung ứng sẽ vẫn chịu áp lực khi mối đe dọa từ Covid vẫn còn."

Theo Oxford Economics, nếu Omicron xâm nhập vào chuỗi cung ứng, tổng sản phẩm quốc nội của châu Á có thể sẽ giảm 1.6% trong năm tới.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ