Bò đối đầu với Gấu: Đại dịch đã khiến thị trường trở nên hỗn loạn một cách kỳ dị
Đại dịch COVID-19 đang tạo ra một số diễn biến bất thường trên thị trường tài chính, thách thức những mối tương quan lịch sử.
Sự gia tăng đột biết của thị trường chứng khoán kể từ khi Fed công bố “chính sách tiếp cận toàn diện” đối với tác động kinh tế của COVID-19 vào cuối tháng 3, tận dụng hiệu quả sự phục hồi “hình chữ V”.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi giá đồng, vốn rất nhạy cảm với điều kiện kinh tế, thường được gọi với cái tên thân thuộc “Doctor Copper”, đã tăng 38% kể từ tháng 3, sau khi giảm mạnh 25% khi đại dịch bắt đầu.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên, đó là giá vàng và giá bạc – theo truyền thống có mối tương quan nghịch với thị trường chứng khoán, giá đồng và tình trạng của nền kinh tế thế giới, cũng tăng vào thời gian đó.
Vàng, kim loại quý chỉ trượt giá nhẹ trong đỉnh dịch, đã tăng hơn 30% kẻ từ cuối tháng Ba, hiện đang đóng cửa trên mức $2000/oz, đã có lúc đạt mức $2075/oz, vượt mọi kỷ lục từ trước tới nay.
Giá bạc, đã từ giảm 34% từ đầu năm cho tới tháng Ba, đã tăng 98% lên mức cao nhất trong vòng 7 năm.
Mối tương quan bất thường giữa đồng, thị trường chứng khoán, vàng và bạc đã tóm gọn sự mơ hồ về tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 và cuộc đấu tranh giữa phe bò và phe gấu mà thường thì các nhà đầu tư hung hãn hơn sẽ dành chiến thắng.
Theo mệnh giá, hiệu suất của thị trường cổ phiếu và đồng trái ngược với hiệu suất của 2 kim loại quý. Tuy nhiên, chúng vẫn phản ánh sự hỗn loạn và chia rẽ của giới đầu tư đối với virus và tác động của nó tới nền kinh tế và thị trường.
Sự tăng giá của đồng, có lẽ dễ hiểu nhất vì có một số yếu tố cơ bản hỗ trợ nó.
Khi những cuộc đình công tại các mỏ đồng Chile được cộng hưởng với tác động của virus COVID-19 tại Chile và Peru (những đất nước sản xuất 40% khối lượng đồng trên thế giới), nó đã tạo ra một cú shock cung.
Về phía cầu, Trung Quốc dường như đang hồi phục nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới từ tác động của đại dịch. Ngoài ra những gói kích thích khổng lồ của Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác cũng sẽ có tác động tích cực lên nhu cầu đồng.
Kết hợp cung cầu và giai điệu lạc quan trên thị trường chứng khoán, chúng ta có một xu hướng giá tăng cho kim loại đồng.
Quỹ đạo của giá vàng và giá bạc sẽ khó giải thích hơn một chút nếu triển vọng kinh tế đang được ám chỉ bởi thị trường chứng khoán được chấp nhận như một kịch bản có khả năng xảy ra. Điều đó hàm ý rằng những nhà đầu tư vào kim loại quý không tin rằng đại dịch sẽ kết thúc trong êm đẹp như các nhà đầu tư cổ phiếu tin tưởng.
Vàng từ lâu đã luôn là một tài sản trú ẩn cho những thời kỳ biến động và đầy rủi ro và khó có thể lập luận rằng đại dịch không phải một thời kỳ như thế.
Nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề; đại dịch tiếp tục lan rộng ở Mỹ và các nơi khác; vẫn chưa có vắc-xin và ngay cả khi một loại vắc-xin có sẵn, có thể mất nhiều năm trước khi nó có thể được phân phối đủ rộng rãi để tuyên bố mối hiểm họa này chấm dứt.
Ngoài cuộc khủng hoảng sức khỏe và những tác động tiêu cực của nó, chúng ta chứng kiến những căng thẳng leo thang giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ và Trung Quốc: Trung Quốc đàn áp quyền tự do dân chủ ở Hồng Kông, một trung tâm tài chính toàn cầu quan trọng; xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ; một cuộc va chạm tiềm tàng giữa Trung Quốc và phương Tây về các vấn đề khác biệt như công nghệ, người Duy Ngô Nhĩ, Biển Đông và một cuộc bầu cử sắp diễn ra trong bối cảnh bất ổn xã hội lớn ở Mỹ.
Ngoài ra còn có những lý do truyền thống hơn để giá vàng leo thang.
Các gói hỗ trợ thanh khoản và tín dụng trị giá hàng nghìn tỷ dollar của Fed và gói kích thích ban đầu trị giá 2.9 nghìn tỷ dollar Mỹ (có khả năng tăng lên 4.1 nghìn tỷ dollar) của Quốc hội Hoa Kỳ cùng với lãi suất thực âm tại Mỹ - thậm chí lãi suất danh nghĩa âm tại châu Âu và Nhật Bản, có thể được giới đầu tư vàng coi như những yếu tố góp phần làm giảm giá đồng dollar Mỹ.
Trong một môi trường đầu tư ngay cả những khoản đầu tư “an toàn” nhất như trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ về cơ bản mang lại lợi nhuận thấp hơn 0, thì kim loại quý là giải pháp thay thế mang lại lợi nhuận – ít nhất là cho đến nay.
Những yếu tố ảnh hưởng tới giá bạc có điểm chung với các yếu tố ảnh hưởng tới giá đồng và vàng.
Bạc, một vật để lưu trữ giá trị, một người anh em họ kém giá trị của vàng nhưng lại mang đến cơ hội đòn bẩy – giá vàng trong lịch sử đã giao dịch ở mức cao hơn 50 lần so với giá bạc.
Một khoản đầu tư mang lại nhiều giá trị hơn sẽ là lời giải thích cho lý do tại sao dòng tiền khổng lồ của quỹ ETF đổ vào bạc vật chất. Những ảnh hưởng tương tự đằng sau giá vàng đang thúc đẩy nhu cầu của bạc.
Tuy nhiên, giống như đồng, bạc cũng có các ứng dụng công nghiệp rộng rãi.
Đặc biệt, bạc được sử dụng để chế tạo các tấm pin mặt trời và thiết bị điện tử. Đồng thời việc quỹ phục hồi của EU nhấn mạnh vào các khoản đầu tư xanh cho thấy rằng các phản ứng tài khóa đói với đại dịch ở các nền kinh tế phát triển sẽ nghiêng về nỗ lực đẩy nhanh chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. “Sự phục hồi xanh” đang ủng hộ cho đồng và bạc.
Giống như đồng, hoạt động sản xuất vàng và bạc cũng bị gián đoạn do đại dịch, với một số ước tính rằng có tới 2/3 sản lượng bạc bị ảnh hưởng bởi những lệnh phong tỏa ban đầu. Và sẽ cần nhiều thời gian hơn để đưa hoạt động sản xuất trở lại guồng quay ban đầu.
Mối tương quan bất thường giữa đồng, thị trường chứng khoán, vàng và bạc đã tóm gọn sự mơ hồ về tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 và cuộc đấu tranh giữa phe bò và phe gấu mà thường thì các nhà đầu tư có quan điểm bullish hơn sẽ dành chiến thắng.
Tuy nhiên nếu tính từ đầu năm cho tới nay (bỏ qua đáy của thị trường vào tháng Ba), giá vàng đã tăng hơn 30%, giá bạc tăng 58%, trong khi đó giá đồng chỉ tăng gần 14% và chứng khoán Hoa Kỳ tăng 2.87% so với điểm xuất phát.
Điều này, cho thấy phe bò đang có ít niềm tin hơn so với phe gấu.