Chết vì chứng khoán - Toàn bộ cuộc đời Jesse Livermore qua ảnh
Tùng Trịnh
CEO
Đây là người đàn ông đã truyền cảm hứng cho "kinh thánh của trader": Jesse Lauriston Livermore, hình mẫu trong cuốn "Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán" của Edwin Lefevre. Cả phố Wall đã bị ông ám ảnh
Livermore đã có một cuộc đời rực rỡ, vây quanh ông là tiền bạc, tình nhân, và cả những bê bối, phá sản. Ông là một nhà giao dịch huyền thoại, người đã từng chơi lớn và kiếm hàng triệu USD trong cuộc khủng hoảng năm 1929.
Nhưng tới năm 1934, Livermore đã tiêu hết khối tài sản 100 triệu USD mà ông kiếm được trên thị trường chứng khoán chỉ 5 năm trước đó. Ông tuyên bố phá sản lần thứ ba, trải qua cuộc ly hôn lần thứ hai, và cuối cùng tự tử vào năm 1940 - các tờ báo sau đó đưa tin chi tiết về những vụ bê bối nhiều hơn cả những thành tựu trong quá khứ của ông.
Dưới đây là hồi tưởng về cuộc đời Jesse Livermore qua ảnh
Jesse Livermore sinh năm 1877 trong một gia đình nông dân, học đọc và viết khi mới 3 tuổi rưỡi.
Vùng South Acton, Massachusetts (Ảnh: Wikimedia Commons)
Là con út trong gia đình và là một đứa con sinh ra ngoài ý muôn, Livermore hầu như không nhận được sự quan tâm từ cha mình, mặc dù vậy người mẹ vẫn quyết tâm nuôi dạy với mong muốn cậu bé sẽ nhận được những điều "tốt đẹp hơn trong cuộc sống" - và Livermore đã tiếp thu rất nhanh.
Cậu bé Livermore học đọc và viết khi mới 3 tuổi rưỡi. Khi lên 5, cậu đã đọc ngấu nghiến các trang báo tài chính. Nhưng cha cậu là một người thực dụng. Khi Jesse 14 tuổi, người cha đã bắt cậu bỏ học và đi làm tại nông trại kiếm tiền.
Với tuổi trẻ và hoài bão đổi đời, Livermore đã rời nhà ra đi trên một chiếc xe ngựa.
Năm 14 tuổi, Livermore tìm được công việc viết bảng giá tại công ty chứng khoán Paine Webber.
Một văn phòng của công ty Paine Webber năm 1920 (Ảnh: Wikimedia Commons)
Trên đường đi, thay vì đến địa chỉ mà mẹ dặn, chàng trai trẻ Jesse Livermore thuyết phục được người lái xe dừng lại ở Paine Webber, một văn phòng môi giới chứng khoán ở Boston.
Và tại đây, cậu đã tìm được đam mê của mình.
Lúc đó, "mọi người tưởng Livermore là một thanh niên 20 tuổi, và ngay lập tức tin tưởng anh ấy. Jesse Livermore luôn đáp lại sự tin tưởng đó", Rubython viết.
Tại Paine Webber, Livermore nhận nhiệm vụ cập nhật giá các mã chứng khoán từ ticker lên bảng, với mức lương 5 đô la mỗi tuần.
Livermore bắt đầu chơi cổ phiếu năm 15 tuổi và kiếm lời 3.12 đô la đầu tiên từ 5 đô la tiền vốn, sau khi tự mình học về xu hướng.
Quang cảnh bên trong một sàn giao dịch chợ đen, các nhà đầu tư nhìn chăm chăm vào người nhân viên đang cập nhật bảng giá từ dữ liệu truyền đến bằng điện tín (Ảnh: The Library of Congress)
Livermore đã ghi chép lại những con số trên ticker vào cuốn sổ cá nhân của mình, sau một thời gian, cậu phát hiện ra chúng không ngẫu nhiên xuất hiện.
Cuối cùng, năm 15 tuổi, Livermore quyết định đầu tư 5 đô la tại một sàn giao dịch chợ đen, và kiếm được 3.12 đô la tiền lãi. Chỉ trong vài tuần, thu nhập của Livermore tại các sàn chui này đã vượt quá số tiền lương cậu được trả tại Paine Webber.
Cậu rời công ty môi giới năm 16 tuổi và bắt đầu sự nghiệp trader tại các sàn chợ đen ở Boston.
Nhưng Livermore thắng nhiều một cách khó hiểu, và các sàn chui đã để mắt tới cậu. Họ liên tục đuổi cậu ra ngoài.
Livermore sau đó đã phải cải trang bằng cách…để râu. Cuối cùng cậu vẫn dễ dàng bị phát hiện và bị cấm vĩnh viễn, thời điểm đó cậu đã để dành được một khoản tiền lãi nho nhỏ - 10,000 đô la.
Livermore quyết định thử thách bản thân một lần nữa. Anh đến New York năm 1899
Sàn giao dịch chứng khoán New York những ngày đầu (Ảnh: Wikimedia Commons)
Cũng trong năm đó, anh gặp Nettie Jordan. Hai người đã kết hôn chỉ vài tuần sau đó, và ly thân trong vòng vài tháng sau khi kết hôn.
Những ngày đầu trên sàn New York, Livermore thua hết vốn liếng khi giao dịch dựa trên giá cập nhật từ các ticker, chúng chậm hơn giá thực của thị trường 30 đến 40 phút.
Anh đã yêu cầu Nettie cầm đồ một số đồ trang sức mà anh ta đã tặng cho cô để lấy tiền trade tiếp, dĩ nhiên cô rất tức giận.
Bị đánh bại nhưng lòng tràn đầy tự tin, Livermore trở lại nơi mình bắt đầu. Anh kiếm tiền tại các sàn chui tại St. Louis.
Nhà ga Union tại St. Louis, ga xe lửa lớn nhất và đông nhất thế giới thời điểm 1894, nơi Livermore lui tới hàng ngày
Mọi việc chỉ suôn sẻ trước khi những người chủ sàn phát hiện ra anh ta là "Jesse Livermore" và đuổi anh ra ngoài. Livermore sau đó đã thuê người đến giao dịch hộ và “bào” được 5,000 đô la từ các chợ đen này.
Năm 1901, Livermore phát tài một cách dễ dàng, trước khi mất trắng vì giao dịch bông.
Biếm hoạ năm 1901 về Pierrepont Morgan, người được cho là đã tạo ra một thị trường bong bóng và khiến những nhà đầu tư đói khát lao vào (Ảnh: Wikimedia Commons)
Livermore đã quay trở lại Phố Wall, lúc đó thị trường đang tang mạnh. Năm đó, 24 tuổi, anh đã kiếm được 50,000 đô la – để rồi thua lỗ khi giao dịch mặt hàng bông.
Sau đó Livermore vẫn tiếp tục giao dịch, nhưng một cách thận trọng hơn, vì sợ mình sẽ đi quá xa.
"Khi đó lẽ ra tôi kiếm được 20,000 đô la, thì tôi chỉ lời 2,000 đô la," anh nói. Trong khi chờ đợi cơ hội, Livermore tận hưởng cuộc sống độc thân, giàu có và cuốn hút của mình trong thành phố.
Năm 1906, ở tuổi 28, Livermore đã có 100,000 đô la Mỹ - nhưng không còn sự tự tin trước đó. Anh quyết định đi nghỉ mát ở Palm Beach
Khách sạn Breakers xa xỉ ở Palm Beach, nơi Livermore chơi bài và làm quen với ông chủ của Beach club, Ed Bradley (Ảnh: Wikimedia Commons)
Tính bảo thủ kết hợp với lịch sử thắng lợi trên thị trường chứng khoán không nhất quán khiến Livermore đặt câu hỏi về khả năng giao dịch chứng khoán lâu dài của mình. Vì vậy, anh quyết định nghỉ ngơi tại Palm Beach – chuyến đi đó là một bước ngoặt trong cuộc đời anh.
Tại đây, Livermore đã nhận được lời mách nước và quyết định bán khống cổ phiếu của hang Union Pacific.
Bạn bè của anh đều cho rằng anh bị điên, hoặc có thông tin nội gián, vì cổ phiếu của Union Pacific đã tăng trong suốt thời gian qua.
Một đầu máy xe lửa của Union Pacific đời 1929 (Ảnh: Wikimedia Commons)
Sau khi bán khống, Livermore trở lại thành phố, và sau đó nghe tin về trận động đất ở San Francisco - khiến cổ phiếu của Union Pacific lao dốc. Ngay lập tức, Livermore kiếm được 250,000 đô la.
Bạn bè của anh đều cho rằng anh bị điên hoặc có thông tin nội gián
Livermore đã nghe lời cố vấn và quyết định không thay đổi quan điểm của mình - và sau đó lệnh bán khống cổ phiếu khiến anh lỗ 40,000 đô la.
Edward Francis Hutton (Ảnh: Wikimedia Commons)
Không lâu sau, Livermore cố gắng mua lại cổ phiếu của Union Pacific, anh nhận thấy những điều kiện thích hợp để mua với số lượng lớn.
Nhưng một người bạn cũ, Ed Hutton, người mặc dù không có khoản đầu tư nào vào công ty này, đã cố gắng gọi điện cho Livermore và cảnh báo anh ta về quyết định này. Lời tư vấn sau đó đã sai hoàn toàn và khiến Livermore phải tự trách mình vì đã nghe theo.
Livermore trở thành anh hùng trong sự cố năm 1907, khi dự đoán trước sự lao dốc của thị trường chứng khoán.
John Pierpont Morgan, một trong những thần tượng của Livermore (Ảnh: Wikimedia Commons)
Livermore đã kiếm được số tiền lớn nhất kể từ khi bắt đầu sự nghiệp: 1 triệu đô la chỉ trong một ngày.
Nhưng chứng kiến thị trường đang gặp khủng hoảng, Livermore đã quyết định làm một việc đúng đắn và khôn ngoan. Ông bắt đầu mua tất cả những gì có thể mua (một phần theo lệnh của JP Morgan). Các lệnh mua của ông đã khiến nhiều nhà đầu tư ở Phố Wall khác làm theo - và thị trường bắt đầu phục hồi.
Livermore cũng trở thành người hùng. Vì nhờ sự dẫn dắt của ông, nhiều người bạn cùng trang lứa đã trở nên giàu có.
Ông đã mua một chiếc du thuyền trị giá 200,000 USD, một toa xe lửa và một căn hộ ở Upper West Side. Ông tham gia các câu lạc bộ xa xỉ và có một loạt các tình nhân.
Du thuyền của JP Morgan (Livermiore sau đó đã mua hẳn một chiếc xe lửa để "đọ" với ông)
Trong một năm, Livermore đã đi từ con số 0 lên 3 triệu đô la và bước vào một tầng lớp giàu có mới.
Nhưng mua càng nhiều thì chi phí bảo dưỡng càng cao. Không lâu sau, Livermore trở lại thị trường chứng khoán.
Năm 1908, Livermore bị "một người bạn" phản bội - và phải trả giá hàng triệu đô la
Một bức biếm hoạ năm 1881 với cái tên "vì sao những kẻ non tay bị cắt cổ", thể hiện văn hoá lừa lọc tại phố Wall mà Livermore mất nhiều năm mới thấm thía (Ảnh: The Library of Congress)
Livermore đã có 5 triệu đô la Mỹ và được mệnh danh là "cậu bé bán khống" - trước khi mất trắng khi giao dịch bông trên sàn hàng hóa Chicago.
Ông đã nghe theo lời Teddy Price, một nhà kinh doanh bông nổi tiếng - và không thể giải thích tại sao ông lại lắng nghe lời tư vấn mặc dù biết các vị thế đang có vấn đề. Trong khi Price bảo Livermore tiếp tục mua, thì chính Price lại bán ra, cùng với những người trồng bông.
Livermore sau đó đã bị nhấn chìm trong thua lỗ.
Livermore bị phá sản, một năm sau ông kiếm lại tất cả. Sau đó, ở tuổi 40, ông cầu hôn Dorothy 22 tuổi.
Vũ đoàn Ziegfeld Follies trên sân khấu. Vài năm sau, Livermore đã cặp kè với một vài vũ công tại đây (Ảnh: New York Public Library)
Phá sản là điều không thể tránh khỏi vào năm 1915. Cổ phiếu mà Livermore mua vào năm 1907 để cứu thị trường khỏi sụp đổ đã khiến chính ông gặp rắc rối trong suốt những năm tiếp theo, khi thị trường trải qua một đợt giá xuống kéo dài.
Một năm sau, khi thị trường quay trở lại, ông đã kiếm lại 5 triệu đô la của mình.
Sau cuộc ly hôn kéo dài với Nettie Jordan, cuối cùng ông đã kết hôn với Dorothy, một vũ công của Ziegfeld Follies.
Dorothy và Livermore có con trai đầu lòng, Jesse Livermore II, vào năm 1919.
Dorothy Livermore và các con trai, Jesse Jr. và Paul tại Santa Barbara
Livermore quyết định mua một bất động sản đắt tiền ở Great Neck và để lại cho Dorothy một tấm séc trống, để cô tuỳ ý điền số tiền và mua nội thất cho căn nhà.
Họ là những người giàu có, có địa vị xã hội cao và không còn mong cầu gì cao hơn nữa. Đó là thời kỳ ngập tràn hạnh phúc của cả gia đình.
Tên tuổi của Livermore cũng lan rộng trên các phương tiện truyền thông, mọi người thậm chí ra quyết định mua bán theo khuyến nghị của ông trên những tờ báo.
Quang cảnh văn phòng Armour & Co.'s General tại Chicago năm 1900 (Văn phòng của Livermore có thiết kế tương tự nhưng quy mô nhỏ hơn). Ảnh: Library of Congress
Livermore chính thức mở một công ty và kiếm được 15 triệu đô la. Hai năm sau, ông chuyển đến một văn phòng lớn hơn với 60 nhân viên.
Edwin Lefevre đã liên hệ với Livermore để viết “Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán”, cuốn sách được xuất bản vào năm 1923.
Ngày nay, bạn vẫn có thể mua cuốn sách này trên Amazon
Khi cuốn sách được xuất bản, không ai nhận ra đó chỉ là một lớp ngụy trang mỏng manh cho cuộc đời của Livermore, với một nhân vật tên Laurie Livingston lặp lại những lời mà Livermore đã thuật lại cho tác giả.
Cuốn sách thành công một cách đáng ngạc nhiên và được tái bản rất nhiều lần.
Cùng năm đó, con trai thứ hai của Livermore ra đời.
Trong khi đó, tai tiếng của ông vẫn không ngừng tăng lên ở Phố Wall. Ông đã kiếm được 10 triệu đô la từ giao dịch lúa mì và ngô vào năm 1925.
Sàn giao dịch Chicago, nơi diễn ra các giao dịch ngô và lúa mỳ (Ảnh: Library of Congress)
Livermore kiếm lời 10 triệu đô la từ giao dịch lúa mì và ngô vào năm 1925 trên sàn hàng hoá Chicago – lần này ông đối đầu với nhà giao dịch hàng hóa theo chiến lược tăng giá nổi tiếng Arthur Cutten.
Năm 1927, hai tên trộm đã đột nhập vào nhà của Livermore và dùng súng uy hiếp vợ chồng ông.
Dorothy bình tĩnh một cách đáng ngạc nhiên, bằng cách nào đó cô đã khiến những tên trộm để lại một số đồ trang sức có giá trị nhất. Khi chúng rời đi, cô còn nhắc lũ trộm cẩn thận và không đánh thức bọn trẻ.
Tuy nhiên, bất chấp hạnh phúc của gia đình, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Thói nghiện rượu của Dorothy đã vượt khỏi tầm kiểm soát.
Thứ Ba Đen ập đến và thị trường sụp đổ. Livermore kiếm được 100 triệu đô la trong thời gian ngắn.
Một văn phòng môi giới tại phố Wall lúc 2 giờ sáng: Các nhân viên ngủ luôn trong văn phòng vì quá nhiều việc (Ảnh: Library of Congress)
Livermore cảm thấy có gì đó đang chuyển động trên thị trường. Ông quyết định ở lại văn phòng của mình để thực hiện các giao dịch trong suốt những ngày trước sự kiện thứ Ba đen tối 29 tháng 10. Và đây là thời điểm ông bị cả nước Mỹ coi là nguyên nhân cho đợt bán tháo điên cuồng khiến nhiều người phá sản.
Khi tin tức về những trader mất tất cả vào Thứ Ba Đen tối bắt đầu lan truyền, Dorothy Livermore và mẹ cô ở nhà ở Evermore bắt đầu hoảng sợ. Lúc Jesse Livermore trở về nhà, họ đã khóc vì bị đám đông nguyền rủa - và không biết rằng Livermore đã kiếm được 100 triệu đô la trong thời gian ngắn.
Tới năm 1932, thói quen uống rượu của Dorothy, cùng những rắc rối trong công việc của Livermore và thói quen chi tiêu xa xỉ của họ, đã khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng.
Dorothy Livermore và hai con, Paul (bên phải) và Jesse Jr. (chính giữa), và người chồng mới, Walter Longcope (Ảnh: Associated Press)
Trong suốt mối quan hệ vợ chồng của mình, Livermore vẫn có tình nhân ở khắp mọi nơi – thậm chỉ ở cả Ziegfeld Follies, nơi có nhiều bạn bè của Dorothy, cô cảm thấy mình bị sỉ nhục.
Đồng thời, thói quen uống rượu của Dorothy đã biến cô từ cuộc sống tiệc tùng trở thành một kẻ say xỉn.
Dorothy yêu cầu ly hôn nhanh chóng và nhận được khoản chia tài sản khiêm tốn 10 triệu đô la. Cô đã giành quyền chăm sóc các con cũng như ngôi nhà. Cùng ngày hôm đó, cô kết hôn với một người đàn ông trẻ hơn.
Ở tuổi 56, Livermore, không còn trẻ và cũng không thực sự giàu có, quyết định dành số tiền cuối cùng của mình cho kỳ nghỉ - nơi ông gặp người vợ thứ ba của mình.
Harriet Metz và Jesse Livermore (Ảnh: Associated Press)
Ông gặp ca sĩ người Mỹ Harriet Metz ở Vien (Áo). Bốn lần góa bụa vì những vụ tự tử, bà thừa hưởng tài sản từ những người chồng đã chết.
Livermore đã dành cho mình một kỳ nghỉ để hồi phục sức khỏe và trở lại sau vụ phá sản ở New York. Nhưng những biến cố gia đình đã bào mòn ý chí của ông.
Dorothy đã cố gắng duy trì lối sống xa hoa mà chồng cũ đã dành cho cô, nhưng không có tiền. Cô đã bán căn nhà Great Neck. Việc bán ngôi nhà đã từng là một phần của gia đình trong một thập kỷ đã khiến Livermore đau đớn.
Những đồ vật trong một phiên bán đấu giá (Ảnh: Library of Congress)
Ngôi nhà có quản gia, người giúp việc, đầu bếp, người làm vườn và nhiều chi phí khác - 10 triệu đô la không đủ để duy trì nó. Dorothy đã ly dị chồng mới. Livermore chìm sâu hơn vào trầm cảm. Ngôi nhà từng là biểu tượng cho 10 năm hạnh phúc gia định, giờ đây bị bán và phá bỏ.
Đồ trang sức và một chiếc nhẫn cưới có khắc chữ mà Livermore tặng Dorothy đã được bán với giá vài đô la - Livermore cảm thấy bẽ mặt vì điều này.
Căn nhà và chi phí nội thất đã tiêu tốn của Livermore 3.5 triệu đô la. Nhưng bị Dorothy bán tất cả với giá chỉ 222,000 USD.
Một năm sau, Livermore buộc phải tuyên bố phá sản lần thứ ba.
Các bankers căng thẳng trong buổi điều trần trước uỷ ban chứng khoán SEC năm 1937 (Ảnh: Library of Congress)
Đây là lần phá sản thứ ba của Livermore, nhưng vẫn như trước, ông tự tin rằng mình có thể quay trở lại thị trường.
Ông vẫn còn bạn bè và đã từng nhiều lần vực dậy sau phá sản
Nhưng lần phá sản thứ ba ở độ tuổi 60 này của ông hoàn toàn khác. Mặc dù Livermore nổi tiếng khi trở lại thị trường chứng khoán hai lần trước đó, nhưng SEC thành lập với nhiều quy định nghiêm ngặt, và việc mất đi động lực giúp ông vực lại những lần trước đã khiến Livermore lâm vào ngõ cụt.
Năm 1935, Dorothy Livermore bắn con trai Jesse Livermore Jr. khi đang say rượu.
Jesse Livermore Jr. đã bị mẹ của mình, Dorothea Longcope, bắn vào đêm Lễ tạ ơn (Ảnh: Associated Press)
Jesse Jr. luôn là một đứa trẻ có vấn đề, uống rượu như mẹ mình và ngủ với bạn của cô.
Vào Lễ tạ ơn, Dorothy và chồng mới của cô đã ăn trưa với hai con trai. Sau bữa ăn, Dorothy ngồi xuống và bắt đầu uống rượu một cách thoải mái.
Jesse Livermore Jr., buồn bã vì thói quen uống rượu kém đi của mình, đã uống cạn chai. Mẹ anh ta nói, "Mẹ thà nhìn thấy con chết hơn là uống rượu theo cách đó," và anh ta trả lời, "mẹ không có gan bắn con" và đưa cho cô một khẩu súng.
Và sau một cuộc tranh cãi kéo dài, súng đã nổ.
Dorothy đã bị đưa đi thẩm vấn, Jesse Jr. sống sót trong gang tấc, và cô đã được xóa tội danh.
Sự cố này khiến cuộc sống của Livermore thêm căng thẳng.
Sau một loạt bi kịch gia đình và sự xuất hiện của SEC, Jesse Livermore bắt đầu nhận ra ông không thể giao dịch với phong độ như cũ nữa.
Jesse Livermore với vợ, Harriet Metz một ngày trước khi ông qua đời (Ảnh: Associated Press)
Tài sản của vợ cũng giúp ông đủ thoải mái để cảm thấy không cần phải đánh đổi.
Năm 1940, cuốn sách của Livermore, "Làm thế nào để giao dịch chứng khoán," được xuất bản, mặc dù nó chưa bao giờ được nổi tiếng như tác phẩm của Lefevre.
Ông nói với Lefevre: “Không một trader nào có đủ lý do để mua hoặc bán cổ phiếu hàng ngày - tương tự, anh ta không thể đủ kiến thức để biến cuộc chơi của mình thành một trò chơi thông minh”
Và cũng trong năm đó, Livermore đã tự sát trong phòng phủ của khách sạn Sherry Netherland ở New York.
Khách sạn Sherry Netherland (tòa nhà cao thứ hai trong hình)
Theo Rubython, khối tài sản trị giá 7 triệu đô la của vợ đã ru ngủ ông và giết chết khát vọng chiến thắng mà ông sở hữu khi còn trẻ.
Ông cảm thấy như thể đang đánh mất chính mình.
Ông gần như không để lại tiền cho các con. Jesse Livermore Jr. sau đó đã tự sát.
Jesse Jr. tới một khách sạn tại New York ngày 28/11/1940, nơi cha của anh, người từng là "cậu bé thiên tài phố Wall" đã tự sát (Ảnh: Associated Press)
Số tiền ít ỏi mà Livermore phân bổ cho các quỹ ủy thác đã mất giá sau nhiều năm. Jesse Livermore Jr. cũng sa vào thói quen của người mẹ nghiện rượu và tự sát vào năm 1975 sau khi bắn chết con chó yêu quý của mình trong lúc say rượu và thậm chí định bắn một cảnh sát.
Mặc dù khối gia sản của Jesse Livermore không tồn tại lâu, nhưng trí tuệ của ông đã ở lại với nhiều thế hệ trader, những sai lầm của ông đã trở thành nguồn động viên và bài học cho các nhà giao dịch ngày nay.
Con trai của một trader sử dụng điện thoại của cha mình, trên sàn NYSE năm 2014 (Ảnh: Reuters)
Businessinsider