Chúng ta đang ở đâu trên con đường tìm kiếm nguồn gốc thực sự của Covid-19?

Chúng ta đang ở đâu trên con đường tìm kiếm nguồn gốc thực sự của Covid-19?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

20:12 30/08/2021

Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu tuy nhiên hiện vẫn chưa thể có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi Covid-19 xuất hiện từ đâu?

Việc tìm kiếm nguồn gốc Covid-19 vẫn đang là một hành trình nan giải
Việc tìm kiếm nguồn gốc Covid-19 vẫn đang là một hành trình nan giải

Hơn 1 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và trở thành một đại dịch tồi tệ nhất của nhân loại trong hơn 1 thế kỷ qua, các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể tìm ra nguồn gốc của loại bệnh này. Manh mối gần nhất liên quan tới virus SARS-CoV-2 được tìm thấy ở loài dơi nằm cách 1,600 km từ trung tâm thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Các ca nhiễm ban đầu có mối liên hệ mật thiết với một chợ buôn bán động vật hoang dã và đây cũng được cho là nguyên nhân đã khiến virus lây từ dơi sang con người. Một giả thiết khác mang tính chính trị đó là virus này đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán hoặc thâm nhập vào Trung Quốc thông qua các thực phẩm nhập khẩu đông lạnh. Các chính phủ và nhà khoa học hiện đều thống nhất rằng việc tìm ra nguồn gốc của dịch bệnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một đại dịch tương tự trong tương lai.

Tại sao chúng ta chưa thể biết nguồn gốc của dịch bệnh?

Việc xác định thời gian, địa điểm và cách thức virus lây lan giữa người với người là một công việc rất khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi. Mặc dù virus SARS-CoV-2 có bộ gen tương đồng với biến thể tìm thấy trên loài dơi, virus này có thể đã đi theo một con đường phức tạp hơn để tới thành phố Vũ Hán. Nơi dịch bệnh khởi phát cũng không đồng nghĩa là nơi nó được lây lan từ động vật sang con người. Ví dụ như virus HIV được cho là có nguồn gốc từ tinh tinh tại đông nam Cameroon, tuy nhiên phải tới những năm 1920 thì virus này mới lây lan sang con người. Các nhà khoa học đã công bố những bằng chứng này vào năm 2014, khoảng 3 thập kỷ sau khi đại dịch AIDS được phát hiện.

Ai đang chịu trách nhiệm thực hiện?

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã được đề nghị vào tháng 5/2020 nhằm xác định nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và cách thức chúng lây lan sang con người. Chiến dịch này được thực hiện bao gồm một nhóm với 17 nhà khoa học quốc tế cùng với sự trợ giúp từ các nhà khoa học từ Trung Quốc. Một báo cáo chung về những bằng chứng tìm được đã được công bố vào cuối tháng 3 năm nay. Ngoài ra, có một số nhóm các nhà khoa học khác cũng đang song song tiến hành điều tra trong đó có các chuyên gia được tập hợp bởi tờ tuần san y khoa The Lancet dưới cái tên Hội đồng Covid-19.

Những điều chúng ta biết tới lúc này?

Dơi là nguồn gốc của 2 loại corona virus đã gây ra 2 đại dịch đối với con người trong 2 thập kỷ vừa qua đó là SARS và MERS, đồng thời loài động vật có vú này cũng được cho là vật chủ cho virus SARS-CoV-2 lần này. Ngay sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Shi Zhengli, nghiên cứu sinh tại Viện Virus học Vũ Hán đã xác định được 3 chủng virus có mối liên hệ chặt chẽ đã được thu thập trong 15 năm qua. Loại virus gần nhất với mức độ tương đồng khoảng 96% được tìm thấy ở loài dơi móng ngựa tại tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc năm 2013. Loại virus này còn được gọi dưới cái tên RaTG13. Mặc dù RaTG13 và SARS-CoV-2 có rất nhiều điểm chung, chúng vẫn chưa đủ để kết luận rằng virus SAR-CoV-2 có nguồn gốc từ loại virus này. Các loại virus corona tương đồng với SARS-CoV-2 cũng được tìm thấy ở các loài dơi và tê tê tại các địa điểm khác ở Châu Á. Điều này cho thấy sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 có thể đã được đóng góp từ rất nhiều nguồn khác nhau.

Các giả thiết về nguồn gốc của Covid-19

Những tranh cãi về nguồn gốc của Covid-19 chủ yếu xoay quanh 2 quan điểm: Sự rò rỉ từ phòng thí nghiệm hoặc lây nhiễm từ động vật. Các nhà khoa học từ WHO đã liệt kê 4 kịch bản có thể xảy ra:

  • Rất có khả năng xảy ra: Virus lây truyền thông qua một loài vật chủ trung gian;
  • Có khả năng tới rất có khả năng: Virus lây nhiễm cho con người trực tiếp từ một ổ dịch động vật;
  • Có khả năng: Virus lây lan thông qua đường thực phẩm;
  • Rất ít có khả năng: Virus lây lan do một tai nạn liên quan tới thí nghiệm của con người.

Do hiện chưa tìm thấy một loài vật chủ trung gian được tìm thấy, các nhà khoa học cho rằng vẫn cần tiếp tục tìm kiếm và khả năng nguyên nhân tới từ việc mua bán động vật, sản phẩm động vật và thức ăn đông lạnh có thể xảy ra.

Liệu virus có thể bị lây lan thông qua thực phẩm?

Vẫn còn rất nhiều những bất đồng về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã tìm ra rằng virus có khả năng tồn tại trong môi trường thực phẩm đông lạnh. Họ cũng liên hệ một số ca nhiễm ở nước này với các thực phẩm nhập khẩu. Chính phủ Trung Quốc đã ủng hộ phỏng đoán này và thực hiện xét nghiệm virus trên thực phẩm nhập khẩu trong nhiều tháng. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm cùng với CDC Mỹ lại có quan điểm trái ngược khi cho rằng không có bằng chứng xác thực về việc thực phẩm là nguồn lây nhiễm Covid-19. 

Giả thuyết phòng thí nghiệm có thật sự đáng tin?

Sau khi gặp gỡ các nhà khoa học tại Vũ Hán, đoàn điều tra của WHO đã cho rằng rất khó có thể xảy ra khả năng SAR-CoV-2 bắt nguồn từ một trong những phòng thí nghiệm tại đây. Các nhà khoa học cũng nói răng không hề có một bằng chứng nào về sự xuất hiện của virus trước khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán. Đồng thời các phòng thí nghiệm tại Vũ Hán đã xét nghiệm các nhân viên và không phát hiện ca nhiễm nào.

Kết quả điều tra trên dĩ nhiên nhận được nhiều nghi vấn từ bên ngoài. Tổng giám đốc WHO đã phát biểu vào ngày 30/03 rằng ông không cho rằng cuộc điều tra trên được tiến hành đủ kỹ lưỡng và sẽ cần thêm những bằng chứng khác để có thể kết luận. Một số các quốc gia khác trong đó có Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc trở nên minh bạch hơn và tăng cường mức độ tiếp cận với thông tin. 

Trong khi đó, một tá các nhà khoa học nổi tiếng đã viết thư tới tuần báo y khoa The Lancet nói rằng những bằng chứng xác thực và đáng tin nhất cho thấy virus corona đã tiến hóa trong môi trường tự nhiên và việc cho rằng chúng bị rò rỉ ra từ phòng thí nghiệm là không có bằng chứng khoa học. SARS-CoV-2 là chủng virus corona thứ 9 lây sang con người được ghi lại và là loại thứ 7 được xác định trong 20 năm qua. Tất cả các chủng trước đây đều có nguồn gốc từ động vật. Dịch bệnh SARS cũng đã từng lây lan sang con người tại 2 địa điểm có mối liên hệ với các chợ mua bán động vật hoang dã ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào tháng 11/2002 và 11/2003.

Bước đi nào tiếp theo?

Nhóm nhà khoa học từ WHO đã đề xuất kế hoạch nghiên cứu tiếp theo như sau:

  • Thu thập và phân tích dữ liệu dịch tễ học, lâm sàng, phân tử và môi trường từ các quốc gia khác để có thể hiểu rõ hơn nguồn gốc của virus, do một số báo cao đã cho thấy virus có thể đã xuất hiện bên ngoài Trung Quốc từ tháng 12/2019.
  • Bổ sung các mẫu loài động vật có thể là vật chủ chứa dịch bệnh, bao gồm các loài dơi tại Trung Quốc và các nước láng giềng.
  • Nghiên cứu thêm cơ chế và điều kiện có thể lây nhiễm thông qua đường thực phẩm.
  • Phân tích sâu hơn các ca bệnh suy hô hấp tại Vũ Hán vào tháng 10 và 11/2019.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ