Cổ phiếu Trung Quốc - cái tên "hot" nhất thời điểm hiện tại?
Trần Quốc Khải
Junior Editor
Chỉ một tháng trước, vị thế short cổ phiếu Trung Quốc là một trong những giao dịch phổ biến nhất thế giới. Theo khảo sát của Bank of America về các nhà quản lý quỹ toàn cầu, việc bullish cổ phiếu Trung Quốc đang được xem là một trong những vị thế "quá đông đúc" sau làn sóng kích thích kinh tế của Bắc Kinh và đợt phục hồi ngắn hạn.
Quan điểm của các nhà đầu tư về thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã "thay đổi 180 độ". Khoảng 14% nhà đầu tư tin rằng việc bullish cổ phiếu Trung Quốc là một trong những vị thế "đông đúc" nhất trên thị trường toàn cầu, cùng với các vị thế long cổ phiếu Mag7 và vàng, theo khảo sát mới nhất của BofA trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 10. Trước đó, vị thế short cổ phiếu Trung Quốc đã liên tục nằm trong danh sách này.
Các "giao dịch quá đông đúc" thường được coi là chỉ báo tiêu cực. Khi tất cả đều giữ cùng một vị thế, thị trường sẽ dễ dàng đảo ngược đột ngột. Tuy nhiên, việc dự đoán thời điểm đảo chiều là điều khó khăn. Chẳng hạn, vị thế short cổ phiếu Trung Quốc đã nằm trong danh sách "giao dịch quá đông đúc" của BofA hơn một năm, và chiến lược này hoạt động tốt khi thị trường sụt giảm. Vì vậy, việc bị coi là "giao dịch đông đúc" không nhất thiết làm cho cổ phiếu Trung Quốc trở thành mục tiêu short lý tưởng. Ngược lại, việc nắm giữ cổ phiếu Mag 7 cũng đã là "giao dịch đông đúc" nhất hơn một năm và thị trường đã được chứng kiến biến động mạnh mẽ.
Dù sao, khảo sát này phản ánh sự thay đổi nhanh chóng trong tâm lý nhà đầu tư. Điều này gợi nhớ đến sự thay đổi đột ngột vào đầu năm 2023 khi Bắc Kinh bất ngờ dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến Covid trong một đêm.
Lần này, động thái kích thích kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến phần lớn nhà đầu tư ngạc nhiên. Có 48% trong số những người được khảo sát dự đoán nền kinh tế sẽ mạnh hơn trong những tháng tới - mức độ lạc quan cao nhất kể từ tháng 4 năm 2023.
Tuy nhiên, sự lạc quan này được mô tả là có tính thận trọng. Khoảng 31% nhà đầu tư châu Á cho biết họ đang tìm cách tăng cường tiếp xúc với Trung Quốc do những dấu hiệu nới lỏng chính sách, tăng lên từ 8% trước đó.
Nhưng 33% người được khảo sát cho biết họ đang đứng ngoài hoặc dự định bán ra sau đợt phục hồi. Khách hàng châu Á của BofA cũng cho rằng đà tăng mạnh của cổ phiếu Trung Quốc trong những tuần gần đây đã khiến dư địa để tiếp tục tăng trưởng trong ngắn hạn bị hạn chế. Khi được hỏi về tiềm năng tăng trong 6 tháng tới, gần một nửa (47%) cho rằng mức tăng chỉ khoảng 10% hoặc ít hơn.
Có lẽ điều đáng chú ý hơn là các nhà đầu tư đồng ý rằng đây là cơ hội giao dịch ngắn hạn hơn là sự hồi phục dài hạn. Ba phần tư những người được khảo sát cho rằng thị trường cổ phiếu Trung Quốc vẫn đang trên con đường "giảm giá có cấu trúc".
ZeroHedge