Cú shock lớn từ dầu mỏ khiến cả thế giới bàng hoàng! Toan tính của Ả Rập Xê Út và Nga!
Lê Bảo Khánh
Founder
Cú shock mới từ dầu đang xoáy sâu vào nền kinh tế toàn cầu vốn đang chịu tổn thương từ dịch bệnh coronavirus. Giá dầu giảm mạnh sau khi các cuộc đàm phán giữa OPEC và Nga bị đổ vỡ do bất đồng về cách quản lý nguồn cung dầu trên thế giới. Ả Rập đã phản ứng mạnh mẽ với một cuộc chiến về giá cả và giá dầu thô Brent đã giảm gần một phần ba xuống còn $31/một thùng vào sáng thứ Hai. Ngân hàng Goldman Sachs thậm chí đã đưa ra cảnh báo với khách hàng rằng giá dầu, vốn bắt đầu năm nay ở mức giá $66/thùng có thể nhanh chóng giảm xuống còn $20/thùng.
Giá dầu giảm mạnh sau khi các cuộc đàm phán giữa OPEC và Nga bị đổ vỡ do bất đồng về cách quản lý nguồn cung dầu trên thế giới. Ả Rập đã phản ứng mạnh mẽ bằng một cuộc chiến về giá cả và giá dầu thô Brent đã giảm gần một phần ba xuống còn $31/thùng vào sáng thứ Hai. Ngân hàng Goldman Sachs thậm chí đã đưa ra cảnh báo với khách hàng rằng giá dầu, vốn bắt đầu năm nay ở mức giá $66/thùng có thể nhanh chóng giảm xuống còn $20/thùng.
Nếu động thái “siêu bất thường” này được duy trì sẽ ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến ngân sách quốc gia của Venezuela và Iran, thậm chí còn đe dọa các trung tâm khai thác dầu mỏ của Mỹ và đẩy căng thẳng chính trị trên toàn thế giới lên một tầm cao mới. Đối với các ngân hàng trung ương, triển vọng của sự bất ổn giá dầu là một biến cố bổ sung khi họ cố gắng lập mô hình dự báo tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Và xét về mặt dài hạn, dầu giá rẻ thậm chí có thể gây hại lên cuộc chiến chống biến đổi khí hậu do làm chậm lại quá trình chuyển đổi sang năng lượng có thể tái tạo.
Rohitesh Dhawan, giám đốc năng lượng và tài nguyên của Tập đoàn Eurasia ở London cho biết “Biến cố như thế này có thể gây hậu quả tiêu cực lên nền kinh tế toàn cầu hơn cả cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do dầu mỏ là thứ chạm tới mọi góc cạnh của nền kinh tế thế giới”.
Tất nhiên sẽ có những người chiến thắng khi mua dầu giá rẻ – đáng chú ý là Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, với sự phục hồi sau hậu quả của virus - sẽ là chìa khóa cho nền kinh tế toàn cầu.
Thời thế đã thay đổi. Hoa Kỳ - từng là người chiến thắng trong quá khứ cũng bởi mua dầu giá rẻ - hiện là nhà xuất khẩu, không còn là nhà nhập khẩu lớn nữa. Và cú đánh vào nhu cầu kinh tế từ Covid-19 làm giảm tác động của bất kỳ gói kích thích kinh tế nào mà dầu giá rẻ có thể mang lại. Các cú sốc dầu đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành mối lo ngại đối với mục tiêu lạm phát 2% của Mỹ. Giờ đây trong một thế giới nơi các ngân hàng trung ương “tuyệt vọng” theo đuổi tăng trưởng giá cả, những yếu tố tiêu cực gây cản trở lại đang hoành hành diễn ra.
Stephen Innes, chiến lược gia thị trường châu Á của Axicorp, bình luận “Giá dầu rẻ hơn không làm người ta quay lại tàu điện ngầm, máy bay hay ô tô, và các hoạt động kinh tế vẫn bị ảnh hưởng. Giờ đây chúng ta thậm chí có thể chứng kiến thảm họa của ngành công nghiệp dầu đá phiến tại Mỹ’.
Chiến lược của Nga
Cuộc khủng hoảng kết thúc khi Nga từ chối nhượng bộ một canh bạc do Saudi dẫn đầu để buộc Moscow tham gia cùng OPEC trong việc cắt giảm sản lượng. OPEC đã đưa ra một kế hoạch dứt khoát: chọn cắt giảm sản lượng hoặc không thỏa thuận gì cả. Nhưng Nga lại có một ý tưởng khác: “Đóng băng” các nhà khai thác dầu mỏ ở Mỹ, vốn đang nở rộ trên thị trường trong những năm gần đây khi các nước OPEC + liên tục cắt giảm sản lượng.
Giờ đây, nhiều nhà khai thác dầu tại Mỹ sẽ phải bù lỗ trên mỗi thùng dầu họ sản xuất và phải đối mặt với nguy cơ phá sản, trừ khi giá phục hồi mạnh. Ngay cả trước cuộc họp vào thứ Sáu tuần trước, các ngân hàng lớn đã hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp khai thác dầu tại Mỹ và khoản nợ cộng lãi của các doanh nghiệp này vốn đang ở mức cao và đối mặt với nhiều khó khăn không hề nhỏ.
Lần vỡ nợ cuối cùng trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ của Mỹ - đó là khi giá dầu ở mức $26/thùng – điều này đã tác động rất nhiều vào cuộc khủng hoảng sản xuất năm 2016, và thậm chí ảnh hưởng đến quyết định của cử tri nhiều bang trong năm bầu cử, bởi sự chậm lại của các đơn đặt hàng dự án khai thác dầu đá phiến.
Nga sẵn sàng từ bỏ các cuộc đàm phán với OPEC để triệt hạ các doanh nghiệp của Mỹ vì Nga còn đủ sức chịu đựng với các mức giá thấp hơn. Đồng tiền của Nga là thả nổi - không giống như Ả Rập Xê Út - và có thể duy trì ngân sách với doanh thu dầu thấp hơn.
Chris Nga, Giám đốc điều hành của Macro Advisory, một công ty tư vấn có trụ sở tại Moscow, nhận định chính quyền của Putin đang ở có lợi thế tốt hơn trong cuộc chiến này so với Ả Rập Xê Út.
Mối đe dọa về kinh tế - và thậm chí là chính trị - không làm Ả Rập Xê Út chùn bước trong việc tiến hành cuộc chiến giá cả vào cuối tuần để đáp trả việc Nga từ chối cắt giảm sản lượng. Nhưng Thái tử Mohammed bin Salman sẽ phải điều chỉnh chiến lược để hỗ trợ nền kinh tế bị xói mòn nghiêm trọng, nếu muốn củng cố địa vị chính trị của mình.
Áp lực cho Ả Rập Xê Út và Aramco – công ty sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới
Mới đây công ty này được niêm yết trên sàn chứng khoán để trở thành công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới, tuy nhiên đã hứng chịu mức giảm giá 9% vào chủ nhật do lo ngại về các tổn thất trước mắt.
Rory Fyfe, chuyên gia kinh tế tại MENA Advisors, cho biết “giá dầu ở mức thấp dai dẳng $40/thùng trong 5 năm liền gây khủng hoảng ở Oman trước tiên, sau đó là Ả Rập Xê Út và Bahrain, với áp lực mặc định phải phá giá đồng tiền theo chế độ tỷ giá cố định, cắt giảm chi tiêu và tăng thuế cao hơn, cùng với sự suy thoái sâu sắc và hệ thống tài chính ngân hàng mất khả năng thanh khoản”. “Nếu dầu ở mức $20/thùng, nó sẽ kích hoạt sự thay đổi chế độ chính trị ở Ả Rập Saudi và cả khu vực”, ông nhấn mạnh.
Các cường quốc vùng Vịnh có thể bị buộc phải giảm ngân sách để chi cho các cuộc xung đột ở khu vực trên phạm vi rộng, theo Steffen Hertog, một chuyên gia nghiên cứu vùng Vịnh tại Trường Kinh tế London. Điều đó có thể có lợi cho Nga, nước đang đóng một vai trò ngày càng nổi bật trong khu vực.
Will Sharply, chiến lược gia tại Bloomberg, cho rằng giá dầu giảm mạnh trong một thời gian dài sẽ là cú sốc đối với OPEC+, cùng tác động tiêu cực của virus Corona sẽ làm chậm lại kế hoạch chuyển đổi năng lượng của các quốc gia dầu mỏ này trong thời gian tới. Khi dầu đang ở mức $40/thùng trở xuống, các công ty như Aramco sẽ chỉ ở thế phòng vệ và ưu tiên hàng đầu là bảo vệ cổ tức.
Hình 2: So sánh chi phí sản xuất tại một số quốc gia trong OPEC.
Viễn cảnh nào cho giá dầu?
Sự sụp đổ gây ra một cái tát nữa dành cho thị trường tín dụng. Phần bủ rủi ro cho trái phiếu có hệ số tín nhiệm thấp của Hoa Kỳ đã tăng vọt trong tuần trước lên 550 điểm cơ bản so với Trái phiếu Kho bạc, mức cao nhất kể từ năm 2016.
Vấn đề chính đặt ra hiện nay là diễn biến này sẽ kéo dài bao lâu. Các thành viên của OPEC+ vẫn đang mở rộng cánh cửa đàm phán trong khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng “liên minh chưa chết” trước khi ông rời khỏi Vienna vào thứ Sáu, hành động khiến toàn bộ đối tác tại OPEC bị sốc. Có vẻ như mỗi bên đều muốn bên kia phải nhượng bộ trước.
“Ý định của Ả rập Xê út là buộc Nga quay trở lại bàn đàm phán bằng cách để cuộc chiến tranh giá diễn ra. Tuy nhiên, hầu hết các phân tích hiện nay đều chỉ ra rằng Nga sẽ vững vàng hơn với giá dầu thấp, vì vậy không chắc là nước cờ này của Ả rập Xê Út sẽ mang lại sự hiệu quả”, ông Hertog – chuyên gia tại LSE đánh giá. “Cuối cùng, mọi thứ sẽ phụ thuộc vào quyết định của Putin, nhưng chúng ta có thể ở trong thời kỳ mà giá dầu có thể tiếp tục xuống thấp hơn trong một thời gian dài.”