Danske Bank Research: Không có bất ngờ từ BoJ, USD/JPY nhúng nhẹ qua 155.00 sau tin, trọng tâm chuyển sang dữ liệu PMI Eurozone và Mỹ

Danske Bank Research: Không có bất ngờ từ BoJ, USD/JPY nhúng nhẹ qua 155.00 sau tin, trọng tâm chuyển sang dữ liệu PMI Eurozone và Mỹ

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

14:59 24/01/2025

Nhận định bởi Bộ phận Nghiên cứu tại Danske Bank.

Điểm nhấn hôm nay

Ở phần còn lại của hôm nay, chúng ta sẽ có dữ liệu PMI sơ bộ tháng 1 cho cả Eurozone và Mỹ. Chỉ số này gần đây đã có tác động đáng kể đến thị trường tài chính, đặc biệt tại Châu Âu khi trọng tâm chuyển dịch sang tăng trưởng trong bối cảnh đà giảm lạm phát vẫn tiếp diễn. Đối với Eurozone, chúng tôi dự báo PMI tổng hợp sẽ nhích nhẹ lên 50.0, với tăng trưởng chậm lại ở lĩnh vực dịch vụ, trong khi PMI sản xuất cũng hồi phục về mốc này, báo hiệu sự suy thoái vẫn đang diễn ra nhưng đã có chuyển biến khả quan hơn.

Nhịp đập 24h

Nhật Bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định tăng lãi suất chính sách thêm 25 bps lên 0.5%, một động thái đã được dự báo từ trước. Quyết định này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi dữ liệu CPI tháng 12 (không bao gồm thực phẩm tươi sống) được công bố với mức tăng 0.3% lên 3.0%, chủ yếu do việc chính phủ Nhật Bản ngừng trợ cấp giá năng lượng. Bên cạnh đó, BoJ cũng điều chỉnh dự báo lạm phát, tăng 0.5% lên 2.4% trong năm tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng Tư). Động thái này đã khiến USD/JPY giảm khoảng 0.5% xuống còn 155.00.

Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi cuộc họp báo chiều nay để nắm bắt rõ hơn về động thái tiếp theo của BoJ. Chúng tôi cho rằng Thống đốc Kazuo Ueda sẽ thể hiện quan điểm thận trọng, nhấn mạnh việc điều chỉnh chính sách sắp tới sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán tiền lương và tâm lý thị trường toàn cầu. Chúng tôi tin rằng BoJ sẽ có dư địa để tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm nay sau khi tính bền vững của tăng trưởng tiền lương được xác nhận.

Mỹ

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, Tổng thống Donald Trump khẳng định các công ty toàn cầu nên chuyển hoạt động sản xuất về Mỹ nếu không muốn đối mặt với các mức thuế quan đáng kể. Ông cũng kêu gọi Ả Rập Xê Út và OPEC giảm giá dầu để hỗ trợ chấm dứt chiến tranh tại Ukraine. Ngoài ra, nếu giá dầu giảm, ông sẽ gây sức ép để lãi suất toàn cầu giảm ngay lập tức.

Eurozone

Bất chấp những thách thức, bao gồm cả ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách "Nước Mỹ trên hết" phiên bản mới trong mối quan hệ với cường quốc này, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - Christine Lagarde, vẫn bày tỏ sự lạc quan về khả năng chống chịu của nền kinh tế khu vực.

Ở một diễn biến tích cực hơn, chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã tăng từ -14.5 trong tháng 12 lên -14.2 vào tháng 1 (dự báo: -14.1). Sự cải thiện này phần nào xoa dịu triển vọng tăng trưởng ảm đạm khi đà giảm của tháng 11 và 12 đã chững lại. Hiện tại, niềm tin người tiêu dùng đang đóng vai trò then chốt đối với câu chuyện tăng trưởng tại Eurozone, bởi tiêu dùng cá nhân được dự đoán sẽ là động lực chính trong năm nay.

Chứng khoán

Thị trường chứng khoán toàn cầu nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ tám liên tiếp vào hôm qua. Sắc xanh lan tỏa trên diện rộng, với cả cổ phiếu phòng thủ và chu kỳ đều tăng giá, trong khi nhóm công nghệ lại kém sắc hơn. Tại Châu Âu, sắc xanh được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng, tiếp nối đà tăng mạnh mẽ của năm ngoái nhờ các yếu tố kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh khả quan. Kết phiên hôm qua tại Mỹ, Dow JonesNasdaq tăng lần lượt 0.9% và 0.2%; trong khi S&P 500, Russell 2000 cùng tăng 0.5%.

Tính đến đầu giờ chiều nay, hầu hết các thị trường Châu Á đều tăng điểm, dẫn đầu là Trung Quốc, trong bối cảnh nỗi lo về căng thẳng thương mại được xoa dịu phần nào khi kịch bản xấu nhất dường như ít có khả năng xảy ra hơn sau những bình luận mới nhất của ông Trump. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đi ngang sau quyết định của BoJ, JPY tăng giá và lợi suất trái phiếu cũng đi lên trên toàn bộ kỳ hạn. Hợp đồng tương lai chứng khoán Châu Âu tăng điểm, trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm nhẹ.

Ngoại hối

Bài phát biểu của ông Trump tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos hôm qua không có nội dung mới nào đủ sức lay chuyển thị trường. EUR/USD tiếp tục giao dịch quanh mức 1.0400 và cặp tiền này cho thấy sự ổn định một cách đáng ngạc nhiên trong bốn ngày đầu tiên kể từ khi ông Trump nhậm chức. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi trong tuần tới, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ECB bước vào các kỳ họp đầu tiên của năm 2025. Vòng tăng thuế đầu tiên dự kiến cũng sẽ được áp dụng. Bên cạnh những ồn ào về chính sách của Mỹ, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) của Pháp đã giảm nhẹ trong tuần qua. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bất ổn chính trị tại Eurozone đang dịu bớt phần nào và có thể đã hỗ trợ EUR/USD xuyên suốt những ngày đầu sau lễ nhậm chức của ông Trump. Chênh lệch XCCY của EUR/USD đã mở rộng đôi chút, mặc dù thanh khoản tương đối vẫn ủng hộ mức chênh lệch hẹp. Dù vậy, so với trung bình trong quá khứ, chênh lệch vẫn ở mức rất hẹp, và nếu các yếu tố khác không thay đổi, điều này sẽ hỗ trợ cho EUR/USD. Về ngắn hạn, chúng tôi dự kiến EUR/USD sẽ tiếp tục giao dịch ổn định trong biên độ 1.0400 - 1.0500.

EUR/GBP cũng khá ổn định trong tuần qua, giao dịch quanh mốc 0.8450 sau đợt bán tháo GBP hồi đầu năm. Trong khi các diễn biến liên quan đến lợi suất toàn cầu và thông báo từ chính quyền Trump 2.0 vẫn là tâm điểm chú ý đối với cặp tiền này, dữ liệu kinh tế khu vực sẽ là trọng tâm hôm nay. Chiều nay, chúng ta sẽ có dữ liệu PMI sơ bộ cho tháng 1, và giới phân tích dự đoán cả chỉ số tổng hợp, cùng với dịch vụ sẽ giảm nhẹ. Mặc dù câu chuyện kinh tế năm 2024 kết thúc với nhiều thách thức sau khởi đầu mạnh mẽ, chúng tôi kỳ vọng tiêu dùng cá nhân được hỗ trợ bởi chi tiêu chính phủ sẽ là động lực tăng trưởng chính khi nhu cầu nội địa cơ bản dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2025. Sau cùng, chúng tôi vẫn giữ quan điểm lạc quan về GBP và kỳ vọng những lo ngại về rủi ro liên quan đến chính sách tài khóa của Anh sẽ dần tan biến.

Danske Bank Research

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ