Điều gì sẽ phân định thắng thua nếu như Trump và Biden buộc phải bước vào "hiệp phụ"

Điều gì sẽ phân định thắng thua nếu như Trump và Biden buộc phải bước vào "hiệp phụ"

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

08:00 22/10/2020

Trong một năm tràn ngập những sóng gió, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 có thể cũng sẽ không kết thúc trong yên bình

Bối cảnh đặc biệt của cuộc bầu cử năm nay

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn ẩn chứa những điều bất ngờ, và tới năm nay tình hình càng trở nên khó lường với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Những lo ngại về dịch bệnh đã khiến số lượng cử tri Mỹ quyết định bỏ phiếu qua thư tăng lên đột biến. Theo như tờ Washington Post, có tới 84% tổng số cử tri, tương đương với khoảng 198 triệu người sẽ tiến hành bầu cử thông qua đường bưu điện. Con số này vào năm 2016 chỉ dừng ở mức khoảng 25%.

Việc kiểm đếm các phiếu bầu bằng thư có thể sẽ tạo ra sự khác biệt vào ngày 03/11 tới. Trong cuộc bầu cử 2012, ông Obama đã cải thiện đáng kể số lượng ủng hộ tại các bang trung lập như Florida, Michigan, Ohio và Pennsylvania nhờ các lá phiếu tới sau ngày bầu cử. Bà Hillary Clinton cũng đã có thêm khoảng 10 nghìn lá phiếu tới muộn vào năm 2016, dù không thể giúp bà giành chiến thắng.

Một kịch bản có thể xảy ra vào năm nay đó là ông Trump sẽ dẫn trước về số phiếu bầu ngay sau ngày bầu cử, tuy nhiên làn sóng phiếu bầu dành cho ông Biden sẽ xuất hiện sau đó và giúp ông giành được chiến thắng cuối cùng. Quy trình kiểm đếm và xác thực các phiếu bầu bằng thư là phức tạp hơn nhiều so với các phiếu bầu trực tiếp, do vậy việc trì hoãn về kết quả phiếu bầu phổ thông là điều có thể lường trước.

Những lá phiếu của đại cử tri

Hệ thống bầu cử của Mỹ không lựa chọn Tổng thống đơn thuần dựa trên kết quả bầu cử của người dân (phiếu bầu phổ thông) mà sẽ dựa vào lá phiếu của các đại cử tri. Danh sách các đại cử tri của từng bang sẽ được quyết định dựa trên kết quả phiếu bầu phổ thông. Rủi ro lớn nhất có thể xảy ra đó là lưỡng đảng tại các bang không thể thống nhất về kết quả kiểm phiếu do nghi ngờ gian lận và không thể đưa ra danh sách các đại cử tri chính thức trước thời hạn hợp lệ cuối cùng là ngày 08/12. Trong trường hợp này, Đạo luật kiểm đếm bầu cử (Electoral Count Act) năm 1887 quy định Quốc hội sẽ chọn ra danh sách đại cử tri sẽ đại diện bầu cử cho bang. Sau khi có danh sách đầy đủ, 538 đại cử tri sẽ họp mặt và bỏ phiếu lựa chọn Tổng thống với thời hạn chót là ngày 14/12.

Vai trò phân định của Hạ viện

Để giành chiến thắng, ứng viên Tổng thống sẽ cần có ít nhất là 270 phiếu bầu của đại cử tri. Trong trường hợp không ai giành được số lượng phiếu áp đảo trên, Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp Mỹ quy định quyền lựa chọn Tổng thống sẽ thuộc về Hạ viện. Kịch bản trên chỉ xảy ra 2 lần trong lịch sử vào năm 1800 và 1824. Vậy liệu khi đó lợi thế sẽ nghiêng về phía ông Biden khi đảng Dân chủ đang chiếm đa số tại Hạ viện? Không hẳn như vậy. Cơ chế bỏ phiếu của Hạ viện lúc này sẽ theo đại diện từng bang, tức mỗi bang sẽ có 1 phiếu bầu và kết quả bầu sẽ tùy thuộc vào cán cân số lượng nghị sỹ giữa 2 đảng. Dựa vào tình hình Hạ viện lúc này, đảng Cộng hòa đang dẫn 26 - 23 (Bang Pennsylvania cân bằng). Tuy nhiên, đảng Dân chủ hoàn toàn có thể san bằng cách biệt sát sao trên sau ngày bầu cử khi bước vào nhiệm kỳ mới và đẩy sự căng thẳng của cuộc bầu cử năm nay lên một mức mới. 

Cờ đến tay các ứng viên Phó Tổng thống

Trong trường hợp Hạ viện cũng không thể chọn ra người chiến thắng giữa ông Trump và Biden, Tu chính án thứ 20 của Hiến pháp Mỹ quy định sẽ lựa chọn 1 trong 2 ứng viên Phó Tổng thống cho vị trí Tổng thống. Thẩm quyền trên thuộc về Thượng viện và không giống như Hạ viện, mỗi thượng nghị sỹ sẽ có 1 phiếu bầu, và người chiến thắng cần nhận được ít nhất 51 phiếu. Hiện đảng Cộng hòa đang có ưu thế với 53 ghế tại Thượng viện. Tuy nhiên, cục diện hoàn toàn có thể thay đổi khi có 35 ghế sẽ được bầu lại năm nay. 

Nếu như số phiếu tại Thượng viện tiếp tục cân bằng, quyền quyết định cuối cùng sẽ nằm trong tay của Chủ tịch Thượng viện tại thời điểm 06/01/2021 - chính là Phó Tổng thống hiện tại, Mike Pence. Hiến pháp Mỹ quy định Chủ tịch Thượng viện không có quyền bỏ phiếu, trừ trong trường hợp không thể phân định kết quả giữa 2 đảng. Lúc này, ông Pence hoàn toàn có thể sử dụng đặc quyền trên để bỏ phiếu cho mình và trở thành Tổng thống mới của Mỹ.

Kịch bản không tưởng nhất?

Giả sử như ông Pence quyết định không sử dụng đặc quyền trên, các phương án dự phòng cho chế độ bầu cử đại cử tri đã hoàn toàn phá sản. Nếu xảy ra thì đây sẽ là một kịch bản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Hoa Kỳ. Hiến pháp nước Mỹ quy định rằng trong trường hợp " miễn nhiệm, chết, từ chức hoặc mất năng lực điều hành" của cả Tổng thống và Phó Tổng thống, Quốc hội có thẩm quyền tuyên bố một thành viên trong nội các đảm nhận vị trí Tổng thống cho tới khi một Tổng thống mới được bầu ra. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Mike Pompeo, lúc này sẽ trở thành một ứng viên sáng giá. Một kịch bản hoàn toàn bất ngờ, tuy nhiên trong một năm kỳ lạ như 2020, có lẽ bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ