ECB có nên học theo chiến thuật của Fed?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Đặt ra mục tiêu lạm phát linh động hơn sẽ cải thiện chính sách tiền tệ của khu vực Eurozone.
Gói kích thích tài khóa khổng lồ của tổng thống Biden đang được giới đầu tư toàn cầu hết sức chú ý. Nhưng đây không phải là thí nghiệm kinh tế duy nhất của Washington có thể dẫn đến thay đổi chính sách ở nơi khác. Việc Cục Dự trữ Liên bang thay đổi định hướng chính sách và chấp nhận lạm phát cao đã có tác động nhất định tới Ngân hàng Trung ương châu Âu trong đánh giá chiến lược.
Trong một cuộc phỏng vấn, Olli Rehn, thống đốc Ngân hàng Phần Lan, đã ủng hộ cải cách theo kiểu của Fed cho việc hoạch định chính sách của ECB.
Năm ngoái, chủ tịch Fed Jerome Powell công bố 2 bước chuyển dịch quan trọng trong việc Fed tiếp cận chính sách tiền tệ. Giờ đây Fed nhìn vào lạm phát trung bình trong một khoảng thời gian thay vì tại một thời điểm nhất định. Hiện tại, khi lạm phát vẫn chưa đạt được mục tiêu 2% do khủng hoảng toàn cầu, nó có thể vượt lên trên mức này một thời gian để bù lại.
Fed cũng đã sử dụng góc nhìn khác với vấn đề việc làm: thị trường lao động yếu là một vấn đề, nhưng nếu nó vừa mạnh, vừa đẩy cao lạm phát, đó cũng là mối lo ngại.
Về mặt pháp lý, ECB có thể thoải mái thay đổi chính sách ở cả 2 khía cạnh. ECB có thể tự đặt định nghĩa bình ổn giá, và các nhiệm vụ yêu cầu mục tiêu rộng hơn miễn là không gây biến động giá. Nhưng liệu bắt chước Fed có phải khôn ngoan?
Câu trả lời là cần cân nhắc việc này kỹ càng hơn rất nhiều tại Mỹ. Tăng trưởng giá tiêu dùng khu vực đồng tiền chung kém chỉ tiêu của ngân hàng trung ương hơn ở Mỹ. Điều này đã gây ra nhiều sai lệch kinh tế hơn, với nợ thực cao hơn mong đợi của cả chủ nợ và con nợ khi họ tin vào khả năng kiểm soát lạm phát của ECB.
Như Rehn đã nói, mục tiêu lạm phát “dưới, nhưng gần” 2% hiện tại của ECB đang cho thấy xu hướng giảm. Một mục tiêu rõ ràng trong 1 khoảng thời gian sẽ tốt hơn, và có thể tăng kỳ vọng cho lạm phát.
Các quốc gia Eurozone rất ít khả năng sẽ tung ra kích thích tài khóa lớn như Mỹ, kể cả sau khi kế hoạch hồi phục trị giá 750 tỷ Euro được thông qua năm ngoái. Điều này nghĩa là thắt chặt tiền tệ sẽ khả thi ở Mỹ hơn là châu Âu.
Trở nên rõ ràng hơn với vấn đề lao động trong các hoạch định chính sách cũng sẽ giúp ECB tạo tín hiệu rằng nó muốn giữ tình hình tài chính tốt nhất có thể cho các khoản đầu tư cần có để kinh tế phát huy tối đa tiềm năng. Thế giới đang chuyển sang 1 mối quan hệ phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, và ngân hàng trung ương nên phát triển chiến thuật để việc phối hợp này an toàn và minh bạch nhất.
Có nhiều lý do để ECB thay đổi chiến thuật theo Fed. Thử thách lớn hơn là chứng minh ECB có khả năng làm thế. Sẽ có nghi ngờ sau nhiều năm không đạt được kỳ vọng lạm phát. ECB chưa hết sức, nhưng việc thiếu cẩn trọng với những thiếu sót trước đây cho thấy nó không sẵn sàng tung toàn lực. Đánh giá chiến lược sẽ là cơ hội để xóa đi những nghi ngờ đó.
Financial Times