Fed liệu có thật sự nghiêm túc với kế hoạch thu hẹp bảng cân đối tài sản của mình?
Đặng Hải Phú
Junior Analyst
Fed đã rất mạnh tay trong việc tăng lãi suất của mình, tuy nhiên cơ quan này lại đang tỏ ra khá thờ ơ trong việc thu hẹp bảng cân đối tài sản của mình
Một tháng nữa đã trôi qua và Fed vẫn đang vật lộn để thực hiện Thắt chặt định lượng (QT). Theo kế hoạch mà Fed đã vạch ra vào tháng 5 năm ngoái, ngân hàng trung ương sẽ thu hẹp bảng cân đối kế toán ít nhất 47.5 tỷ USD một tháng, bao gồm 30 tỷ đô la trái phiếu chính phủ và 17.5 tỷ USD Chứng khoán bảo đảm bằng các khoản thế chấp (MBS).
Thực tế thì không như vậy.
Bóc tách bảng cân đối kế toán của Fed
Trong tháng vừa qua, lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ đã giảm $29.7 tỷ, rất gần so với mục tiêu, tuy nhiên lượng MBS nắm giữ lại tăng $8 tỷ.
Bảng dưới đây mô tả chi tiết sự thay đổi của bảng cân đối kế toán trong tháng:
Lượng giảm trái phiếu chính phủ nắm giữ chủ yếu đến từ các trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 1-5 năm.
Điều này có thể gây thêm áp lực trong việc đảo ngược đường cong lợi suất.
bảng cân đối kế toán thu hẹp tổng cộng $ 23.6 tỷ.
Trong hai tháng qua, bảng cân đối kế toán đã giảm $ 25 tỷ so với mục tiêu $ 95 tỷ.
Nhìn vào dữ liệu hàng tuần ta có thể thấy rằng các khoản cắt giảm trái phiếu chính phủ nắm giữ chủ yếu là ở các kỳ hạn 1-5 năm trong vài tháng. Có một số sự cắt giảm trong các kỳ hạn <1 năm và 5-10 năm, nhưng sự thu hẹp chính nằm ở kì hạn 1-5 năm.
Điều này đã dẫn đến một số thay đổi trong việc phân bổ vốn nắm giữ trên bảng cân đối kế toán của Fed. MBS giảm so với mức trước COVID nhưng đã tăng so với năm ngoái, đạt 30.6% trong giai đoạn gần đây nhất. Trái phiếu kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm đã tăng trưởng và hiện ở mức 13.8%. Cuối cùng, việc bán trái phiếu kỳ hạn 1-5 năm đã có ảnh hưởng, mặc dù không nhiều. Trong năm vừa qua, tỷ lệ nắm giữ loại trái phiếu này đã giảm từ 24.8% xuống 23.1%.
Fed đã cam kết sẽ tăng tốc độ giảm tài sản trong những tháng tới. Điều này có thể sẽ tiếp tục thay đổi việc phân phối các khoản nắm giữ, với giả định rằng họ đã làm được điều đó. Ngay cả trước khi QT thực sự bắt đầu, đã có một sự suy giảm lớn về Cung tiền, gây ra thiệt hại lớn trên toàn nền kinh tế, dẫn đến sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng và phá hủy thị trường nhà ở.
Ngày thứ 5 vừa qua, Fed đã tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm nữa và nhắc lại cam kết thắt chặt định lượng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế tiếp tục xấu đi, Fed có thể có ít dư địa để hành động. Nếu họ quyết định tạm dừng thắt chặt trong những tháng tới, QT có thể sẽ kết thúc trước khi nó bắt đầu.
Fed đã tương đối quyết liệt với các đợt tăng lãi suất, thu hẹp càng nhiều càng tốt trước khi suy thoái xảy ra. Thật không may, Fed đã không làm điều tương tự với QT. Cơ hội tốt nhất để giảm bảng cân đối kế toán mà không gây ra thiệt hại đáng kể có thể là từ nhiều tháng trước. Việc cắt giảm sắp tới sẽ là quá muộn để có bất kỳ tác động có ý nghĩa nào đối với việc giảm bảng cân đối kế toán của Fed.
Việc Fed chỉ ngừng tăng bảng cân đối kế toán của họ đã được cảm nhận trong thị trường trái phiếu với sự thu hẹp trong đường cong lợi suất như được thấy bên dưới.
Trên thực tế, đường cong lợi suất đã bị đảo ngược trong gần như cả tháng Bảy. Như biểu đồ bên dưới cho thấy, mức độ đảo ngược hiện tại lớn hơn bất kỳ thời điểm nào trước cuộc Khủng hoảng Tài chính 2008. Thị trường rõ ràng đang định giá thời kỳ hiện tại là suy thoái. Mặc dù Nhà Trắng đã thay đổi định nghĩa về suy thoái, nền kinh tế Mỹ đã chính thức bước vào suy thoái kỹ thuật được xác nhận hôm thứ Năm với kết quả sơ bộ về tăng trưởng GDP quý 2 ở mức -0,9%.
Nhìn vào toàn bộ đường cong lợi suất cho thấy mức độ thay đổi trong tháng và năm trước. Tháng trước cho thấy một đường cong lợi suất bằng phẳng nhưng không đảo ngược. Tháng này cho thấy một sự đảo ngược rõ ràng trong khi năm ngoái cho thấy một đường cong dốc lên rất bình thường, mặc dù với tỷ lệ rất thấp.
Nhân tố nào sẽ thay thế Fed?
Khi Fed rời khỏi thị trường, ai đó sẽ cần phải bước vào và mua khoản nợ mà Fed đã đang mua. Biểu đồ dưới đây xem xét những người nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ trên thế giới. Tỷ lệ nắm giữ quốc tế tiếp tục giảm nhanh chóng. Vì sự chậm trễ trong báo cáo, tác động của cuộc chiến Ukraine đến giờ mới được nhìn thấy. Tỷ lệ nắm giữ quốc tế giảm hơn 400 tỷ đô la kể từ khi nó đạt mức cao nhất là 7.8 tỷ đô la vào tháng 11 năm ngoái.
Đây là một sự thay đổi lớn mà không ai nói đến! Các chủ sở hữu quốc tế hiện đang bán tháo Trái phiếu chính phủ Mỹ với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2015! Trung Quốc đã giảm mức nắm giữ xuống dưới $ 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.
Lưu ý: Dữ liệu được xuất bản lần cuối vào tháng 5
Bảng dưới đây cho thấy việc nắm giữ nợ đã thay đổi như thế nào kể từ năm 2015 đối với các quốc gia. Trong khi mức thay đổi ròng là tích cực so với năm ngoái, có một số quốc gia lớn giảm mức nắm giữ. Như đã đề cập, Trung Quốc hiện ở mức dưới 1 nghìn tỷ USD và Nhật Bản đã giảm 60 tỷ USD chỉ trong năm ngoái.
Góc nhìn lịch sử
Biểu đồ cuối cùng bên dưới cho ta cái nhìn rộng hơn về bảng cân đối kế toán. Có thể thấy rõ việc sử dụng bảng cân đối kế toán đã thay đổi như thế nào kể từ cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu. Sự thu hẹp từ năm 2017-2019 diễn ra trước khi sự gia tăng lớn do COVID. Rất khó có khả năng vòng QT mới sẽ kéo dài hoặc thu hẹp bảng cân đối kế toán nhiều như năm 2018.
Trong chu kỳ thu hẹp gần nhất trước đó, Fed đã thu hẹp bảng cân đối của mình khoảng 15%. Nếu tốc độ diễn ra tương đương trong chu kỳ lần này, mức giảm tương ứng sẽ là 1.34 nghìn tỷ USD. Ngay cả sau khi QT đạt tốc độ tối đa, điều này sẽ mất hơn một năm. Liệu Fed sẽ tiếp tục QT khi nền kinh tế suy thoái?
Ý nghĩa đối với Vàng và Bạc
Powell đã tuyên bố thông điệp tương tự cuộc họp báo tháng Sáu. “Lạm phát là kẻ thù số 1 và Fed sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn nó.” Thật không may, dữ liệu lại kể một câu chuyện khác. Tại sao Fed lại chậm khởi động QT? Powell không ngừng nói về sức mạnh của nền kinh tế. Nếu đúng như vậy, thì tại sao không bắt đầu QT ngay bây giờ để ngăn chặn lạm phát?
Fed có thể “mạnh tay” trong việc tăng lãi suất, nhưng theo sự thừa nhận của chính họ, đó chỉ là những đợt tăng trước chứ không phải là nâng mục tiêu lãi suất cuối cùng. Fed không thể tăng cao hơn nhiều so với hiện tại mà không thực sự gây ra hậu quả gì đó. Họ có thể đã vượt qua ngưỡng không thể đảo ngược chính sách, nhưng chưa cảm nhận được do tác động chậm trễ của việc tăng lãi suất.
Fed đã đạt đến đỉnh điểm của câu chuyện thắt chặt. Vàng và bạc đã bị nghiền nát khi những tuyên bố về thu hẹp cung tiền ngày càng lớn hơn. Việc bán tháo có thể đã kết thúc. Trong tuần trước, có vẻ như thị trường kim loại quý có thể đã đạt đến mức rũ bỏ. Thời gian sẽ cho biết liệu các kim loại quý có cần thêm một đợt điều chỉnh nữa hay đã sẵn sàng để bứt phá trong thời gian tới.
Rõ ràng Fed đang tiến gần đến thời điểm kết thúc hơn là bắt đầu chính sách thắt chặt của mình. Ngày càng có nhiều chuyên gia dự đoán sự đảo chiều chính sách của Fed. Khi sự đảo chiều xảy ra, không còn gì để kìm hãm giá vàng và bạc. Bảng cân đối kế toán sẽ vượt qua 9 nghìn tỷ USD và 10 nghìn tỷ USD, trong khi mức giảm hiện tại sẽ hầu như không thể nhìn thấy được trên biểu đồ.
Seeking alpha